Home Khoa học Môi trường Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường – Chưa đạt được mục tiêu

Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường – Chưa đạt được mục tiêu

Email In PDF.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời cũng là vấn đề cấp thiết của nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến mọi người, mọi ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước. Với tầm quan trọng đó, mười ba năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường vào tuần lễ đầu tiên của tháng 5 hàng năm, và kéo dài đến ngày Môi trường thế giới 5/6.

t5Trong thời gian qua, các hoạt động cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng dưới nhiều hình thức và mô hình khác nhau. Phần lớn các mô hình được triển khai với sự hỗ trợ vốn từ các nguồn khác nhau: nguồn vốn của nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, ngân sách địa phương và do nhân dân đóng góp... Các mô hình được triển khai có hiệu quả, thành công và trở thành điển hình tiên tiến là nhờ có sự tham gia, đóng góp tích cực của quần chúng nhân dân, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh…; sự hợp tác về mặt khoa học và công nghệ của các cơ quan nghiên cứu; sự giúp đỡ của các cơ quan báo chí truyền thông; sự phối hợp hành động chung và sự tham gia một cách tự nguyện của cộng đồng dân chúng.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, hàng năm trung bình có trên 200 nghìn công trình cấp nước được xây dựng, trong đó khoảng gần 2000 nhà máy nước nông thôn có khả năng cung cấp cho 70% dân số nông thôn. Tuy nhiên, tình hình cung cấp nước sạch ở nông thông không đồng đều ở các vùng cũng như các tỉnh, trong đó vùng đông Nam Bộ, đồng bắng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long đạt tỷ cao 72-77%, trong khi đó, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên tỷ lệ thấp hơn 62-64%. Đặc biệt, đến nay vẫn còn 1 số vùng tình hình cấp nước sinh hoạt vẫn hết sức khó khăn như vùng lục khu Cao Bằng, đến nay sau rất nhiều năm hỗ trợ với sự giúp đỡ của nhà nước mới xây dựng được những hồ chứa với dung tích 110 nghìn m3, với lượng nước này thì mới chỉ cung cấp được 10 lít/người/ngày hoặc như 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ đến nay mới chỉ khoảng 42% người dân nông thôn có điều kiện sử dụng nước hợp vệ sinh với tiêu chuẩn 15 lít/người/ngày và qua các số liệu báo cáo của 1 số tỉnh hiện nay mới chỉ có 18% sử dụng nhà máy nước nông thôn còn khoảng 22% sử dụng nước giếng khoan, 23% sử dụng nước giếng đào, 2% sử dụng lu chứa nước mưa, 9% người dân vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước mặt như kênh, rạch ao hồ và chỉ qua sơ lắng.

Ở nông thôn, nơi tập trung tới 70% dân số của cả nước thì nước sạch và cả điều kiện vệ sinh môi trường nữa, vẫn đang là vấn đề nan giải. Ở nông thôn, người dân có thói quen dùng nước giếng.  Cả nước có tới gần 2 triệu giếng khơi sử dụng mạch nước tầng nông.  Tuy nhiên do mật độ dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh môi trường kém  nên nhiều vùng, nhất là những làng nghề, nước giếng khơi nhiễm bẩn đến mức không thể dùng được. Xin được lưu ý các bệnh liên quan đến nước đứng hàng đầu trong số 10 bệnh thường gặp. Những bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, chủ yếu lan truyền theo đường nước. Một thống kê đáng ngại khác, hơn 80% dân số Việt Nam bị nhiễm giun, sán… và các bệnh này đều có nguồn gốc từ hố xí không hợp vệ sinh.  Bệnh tật cứ âm ỉ trong cộng đồng dân cư đợi dịp thuận lợi là bùng lên thành dịch  trên quy mô lớn.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đều bắt nguồn từ nguồn nước không an toàn. Hầu hết ở các khu nghèo, người dân phải tự lo nguồn nước sinh hoạt cho mình. Họ sử dụng đủ loại nguồn nước. Nước mặt bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh rạch và các giếng mạch nông như giếng làng. Nước mưa hứng trực tiếp hoặc thu từ các mái nhà. Một vấn đề đáng quan tâm là chất lượng của các nguồn nước này bị ô nhiễm ở mức độ cao, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Thói quen, tập tục hàng ngày người dân vẫn tắm giặt, ăn uống bằng những nguồn nước bị ô nhiễm nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da là rất lớn.

Giai đoạn hai của chương trình mục tiêu từ năm 2006 đến 2010 có tổng kinh phí 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường không chỉ đơn giản là nguồn cấp nước, mà còn liên quan đến nhận thức của người dân. Để chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt được những chỉ tiêu đề ra đòi hỏi sự nỗ lực của các bộ ngành và chính quyền địa phương trong việc huy động các nguồn vốn xã hội./.

Hoàng Huy

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung