Home Văn hóa Tin văn hóa Người Hà Nhì ứng xử với rừng

Người Hà Nhì ứng xử với rừng

Email In PDF.
Muốn đến thôn Lao Chải 2, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi người Hà Nhì sinh sống, phải xuyên qua một cánh rừng già. Cứ nhìn những cánh rừng bạt ngàn xanh, tầng tầng, lớp lớp đủ biết cư dân ở đây ứng xử với rừng như thế nào. Những cây gỗ lớn 3 người ôm không xuể đứng yên ổn, không xa quốc lộ là mấy. Từ bao đời nay, người Hà Nhì đã sống với những luật tục giữ rừng của cha ông mình truyền lại. Đối với họ, rừng là mái nhà lớn chở che, là hũ gạo, vì thế mọi hành vi thô bạo với rừng đều bị lên án và có những hình phạt thích đáng. Mỗi thôn có những khu rừng riêng, cộng đồng thôn bản đứng ra bảo vệ. Người có trách nhiệm theo dõi, cầm cân nảy mực là kiểm lâm thôn do dân bầu ra.

dan-toc-ha-nhiNgười Hà nhì phân biệt rõ rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng cúng, nơi đây dù có cây khô, cây chết nhiều cũng không được vào lấy. Ông Ly Giờ Lúy ở thôn Lao Chải 1 kể: Hàng năm từng thôn quy định những ngày đi lấy củi, kiểm lâm thôn thông báo rõ ràng cho dân để cho họ chuẩn bị. Cả làng cùng đi lấy củi vào ngày đó, mỗi nhà cử 1 người và quy định mỗi người được lấy bao nhiêu bó, mỗi bó chừng 40-50 kg. Vậy khi dân cần gỗ dựng nhà thì có được chặt không? Anh Tráng A Vù, trưởng ban văn hoá xã bảo: “Tất nhiên là có, miễn là người đó có nhu cầu làm nhà thực sự và phải xin phép kiểm lâm thôn. Ví dụ xin 1 cây gỗ, 40 cây vầu thì chỉ được chặt từng đó. Nếu làm xong nhà mà còn thừa cũng không được bán lấy tiền, còn thừa thì cho người khác để làm nhà, bán lấy tiền sẽ bị phạt.

Người Hà Nhì quy định mức phạt phá rừng khá nặng và rất cụ thể. Chặt cây trong rừng cấm, dù là 1 cây bằng ngón tay cũng bị phạt 65 kg gạo, đồng  thời còn phải nộp 1 con lợn 36kg, 20kg gạo, 20 lít rượu cúng thần rừng và để cả làng ăn trong ngày xét xử tội phạm. Ai có công phát hiện người phá rừng sẽ được hưởng 65 kg gạo mà người vi phạm nộp phạt. Luật làng không nhẹ tay với cả cán bộ và kiểm lâm thôn nếu vi phạm.

Người được bầu làm kiểm lâm thôn phải hội đủ tiêu chuẩn. Đầu tiên, phải chọn những người 3 năm gia đình không có ai chết, phải có sức khoẻ, thật thà, nhiệt tình để khi dân báo ở đâu có kẻ phá rừng là có thể đi kiểm tra, xác minh ngay bất kể mưa gió, đêm tối. Vất vả, trách nhiệm nặng nề là thế nhưng thù lao cho họ theo quy định cũng không có gì đáng kể. Kiểm lâm thôn được đi lấy củi trước mọi người một ngày và chỉ được lấy hơn mọi người chừng 10 bó, (khoảng 5 tạ).

Giữ được rừng, giữ được hoà khí trong thôn bản đòi hỏi kiểm lâm thôn phải chí công vô tư, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên theo ông Ly Seo Chơ, thôn Lao Chải 1 thì: “Phải toàn dân đoàn kết, có ý thức thì mới làm được, chứ 2, 3 anh kiểm lâm thôn dù có 3 đầu, 6 tay mà đơn độc thì cũng khó giữ được rừng”.

Cuộc sống của người Hà Nhì ở Y Tý giờ đã khá lên nhiều, nhờ cấy giống lúa mới và trồng ngô lai. Từng đến nhiều vùng miền núi nhưng có lẽ chỉ ở nơi này, tôi  mới cảm nhận được cái thâm u, kỳ vĩ của đại ngàn. Từ trên núi cao nhìn xuống, nhà của người Hà Nhì như những chiếc dù lớn, úp liền nhau tạo nên một cảnh tượng thật đẹp mắt, nhất là khi chiều chạng vạng, sương trắng bò lên từ những chiếc dù ấy, lan nhanh lên cánh rừng xanh thẫm…

Minh Huệ

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...