Home Văn hóa Nhân vật Nghệ nhân thêu chân dung Bác Hồ

Nghệ nhân thêu chân dung Bác Hồ

Email In PDF.
Không chỉ nổi tiếng với nhiều tác phẩm đạt giải, ông còn được nhiều người biết đến với bức tranh thêu đặc sắc chân dung Bác Hồ. Những đường kim, mũi chỉ tơ óng ả nhiều màu sắc, qua bàn tay vàng và tấm lòng thiết tha với nghề thêu truyền thống của nghệ nhân Thái Văn Bôn, nhiều tác phẩm thêu có giá trị nghệ thuật cao đã ra đời. Bằng sự trải nghiệm và chắt lọc tinh hoa nghề thêu, ông còn sáng tạo ba bức tranh thêu lớn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

nghe-nhan-theuÔng sinh ra trong một gia đình có nghề thêu truyền thống tại thôn Nguyên Xá (xã Quất Động - huyện Thường Tín - Hà Nội), quê hương của ông tổ nghề thêu Công Hành. Từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1946 chú bé Thái Văn Bôn đã vào đội Thiếu Sinh Vệ Quốc Quân làm liên lạc và hoạt động văn nghệ. Đến năm 1949 Thái Văn Bôn được vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam để học tập. Lần đầu tiên cậu học sinh Thái Văn Bôn được biểu diễn văn nghệ trong dịp mừng thọ Bác Hồ tại Việt Bắc năm 1950, ấn tượng sâu sắc đó đã in đậm trong trái tim cậu học sinh trường Thiếu Sinh Quân.

Từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, Thái Văn Bôn được cử đi học tại Trường sư phạm Trung ương đầu tiên của Việt Nam tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Đến năm 1953, sau khi tốt nghiệp Thái Văn Bôn được  phân công về dạy học ở vùng tự do khu bốn trước đây (Thanh Hóa). Khi được hỏi cơ duyên nào dẫn ông đến với nghề thêu, ông tâm sự rất chân thành. Đó là năm 1954 khi hòa bình lập lại, “tôi may mắn được cử về địa phương tiếp tục sự nghiệp trồng người. Niềm vui được làm việc tại quê hương, nơi có nghề thêu truyền thống mà tôi yêu thích. Không có một ngôn từ nào có thể diễn tả nổi, nó như một giấc mơ và nó làm bùng lên niềm đam mê sẵn có trong tôi”.

Bằng tình yêu mãnh liệt và chân thành với nghề thêu, ông không bao giờ thôi học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Hơn 50 năm gắn bó với nghề thêu, cuộc đời ông là cả một quá trình dài: Học - dạy và học. Ông đã đem tất cả những tình cảm, suy nghĩ và tài năng để cho ra đời nhiều tác phẩm chứa đựng trong đó cái “thần”, cái “hồn” của cuộc sống. Và những tinh hoa trong sáng tạo đó đem lại cho ông những giải thưởng: HCV tại Hội chợ kinh tế kỹ thuật toàn quốc với bức tranh “Chợ quê” (1989) . Năm 1988 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “nghệ nhân”. Đến năm 1996 ông lại vinh dự được nhận danh hiệu “bàn tay vàng” với những tác phẩm thêu phong cảnh và tĩnh vật tại Hội chợ ngành Thủ công mỹ nghệ và Kim hoàn toàn quốc. Bức tranh thêu chân dung Bác Hồ của ông được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khen ngợi tại triển lãm.

Đã từng là giáo viên, người nghệ nhân không chỉ tự học, tự làm, tự đúc rút ra kinh nghiệm. Ông còn mang những kiến thức, kinh nghiệm ấy giảng dạy cho lớp trẻ, đã có hơn 700 thợ thêu và hàng trăm giáo viên dạy nghề thêu khác được ông đào tạo qua các đợt huấn luyện tay nghề, hay các lớp học tập trung. Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ, ngoài việc dạy nghề, ông còn tham gia viết sách. Ông đã được NXB Giáo dục in và phát hành cuốn: Thêu màu – xuất bản năm 1983, Hướng dẫn thêu - xuất bản năm 1989, Kỹ thuật thêu màu - xuất bản năm 1995, và cuốn Nghề thêu rua – xuất bản năm 2000, (tái bản lần thứ 5 tháng 11/2009). Mới đây nhất, cuốn sách “Hoạt động giáo dục nghề phổ thông”, Nghề thêu tay 11 được xuất bản năm 2008 và tái bản tháng 11/2009 và được đưa vào đào tạo nghề trong tất cả các trường phổ thông trung học trên cả nước. Ông tâm sự, chỉ sợ thời gian không còn nhiều để ông có thể đào tạo thêm các lớp học trò tiếp theo, nhưng cũng may mắn thay cả ba cậu con trai của ông là anh Thái Văn Mạnh, Thái Việt Hùng và Thái Văn Hiệp đều theo nghề thêu truyền thống của gia đình. Ông kể cậu con trai thứ tư là anh Thái Văn Hiệp đã có hẳn một xưởng thêu trong Công viên Thiên Đường Bảo Sơn rất quy mô khiến ông an lòng.

Dù tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân “già” vẫn không ngừng tìm tòi những mẫu thêu mới và những kinh nghiệm quý báu trong nghề để truyền lại cho con cháu, đó là sự chuyển tiếp của hai thế hệ, để làm cho nghề thêu sống mãi với thời gian.

 

Vũ Chiến

Địa chỉ: Vũ Thường Chiến

Số 401 Lương Thế Vinh- Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội

Đt: 090.2271.003

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...