Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Từ Đại hội đến Đại hội

Từ Đại hội đến Đại hội

Email In PDF.

Đại hội toàn quốc lần thứ Tư

th_IMG_4126Phong trào UNESCO phi chính phủ ở Việt Nam, sau gần 20 năm hình thành và phát triển đã trưởng thành và lớn mạnh cả về chất và lượng. Sự trưởng thành này được đánh dấu theo từng chặng đường giữa các kỳ đại hội, mà tiêu biểu là tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào cuối tháng Tư vừa qua. Một lần nữa Đại hội lần thứ Tư của Liên hiệp, Ban chấp hành Liên hiệp và các cơ quan chức năng một lần nữa đã khẳng định: Hiện nay các hoạt động UNESCO phi chính phủ ở Việt Nam đã đi vào chiều sâu, ổn định, ngày càng có uy tín trong cộng đồng; năng lực hoạt động của các hội viên UNESCO, các Câu lạc bộ và Trung tâm UNESCO được nâng lên rõ rệt; hoạt động của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã được các cơ quan chức năng của Chính phủ đánh giá tích cực, được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp và ủng hộ các hoạt động của Liên hiệp.

Cách đây hai năm Liên hiệp được Bộ Nội vụ cho phép bổ sung sửa đổi bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Liên hiệp cho phù hợp với tình hình mới và nhiệm vụ mới, trong đó Liên hiệp đã chính thức được đổi tên từ Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam thành tên gọi hiện nay. Cuối năm 2009 Liên hiệp đã vinh dự đón Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đến thăm và làm việc. Tại cuộc gặp gỡ này Phó Thủ tướng đã thay mặt Chính phủ và Bộ Ngoại giao tuyên dương thành tích và những đóng góp tích cực của hàng nghìn hội viên UNESCO phi chính phủ và gọi đó là những đóng góp “vô tư và đầy nhiệt huyết vì lợi ích đất nước”. Phó Thủ tướng đã nhận định “Liên hiệp là cách tay nối dài công tác UNESCO của Nhà nước” và đánh giá Liên hiệp đã có những đóng góp tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân và ngoại giao văn hoá, khen ngợi những nỗ lực và tinh thần làm việc trong sáng, nhiệt huyết của lãnh đạo, hội viên của Liên hiệp. Chuyến thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm có ý nghĩa quan trọng, giúp Liên hiệp trong việc định hướng và hoạch định phát triển trong tương lai, đồng thời là sự động viên to lớn dành cho hàng ngàn hội viên Liên hiệp và quần chúng tham gia trong công tác UNESCO Phi chính phủ, giúp họ tiếp tục vững tin đóng góp cho công tác UNESCO nói riêng và sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, khoa hoc của đất nước nói chung.

Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IV đã nhất trí đánh giá nhiệm kỳ công tác 2006 -2010 đánh dấu những bước phát triển quan trọng của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trong quá trình đưa các hoạc động UNESCO phi chinh phủ trở nên chuyên sâu hơn, gắn với đời sống xã hội hơn, đáp ứng tình hình phát triển của phong trào trong nước và phù hợp với bối cảnh quốc tế, được phong trào UNESCO phi chính phủ thế giới đánh giá rất tích cực.

Trên tinh thần đoàn kết và nhất trí cao nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV cũng đã bầu ra được một Ban Chấp hành 27 thành viên và cử nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng làm Chủ tịch của Liên hiệp.

UNESCO – Một chặng đường

Từ một Hiệp hội được thành lập năm 1993, nhưng 17 năm qua với nỗ lực của toàn thể Ban chấp hành cùng với sự quan tâm của Đảng và các cơ quan Nhà nước liên quan, cùng với sự đóng góp của từng cá nhân, của từng hội viên, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trở thành lớn mạnh với mạng lưới hội viên, đơn vị thành viên rộng khắp, cùng với quy mô gần 7000 hội viên chính thức, trên 100 nghìn “hội viên tham gia” tại gần 100 hội UNESCO, Trung tâm UNESCO và Câu lạc bộ UNESCO khắp cả nước. Uy tín của Liên hiệp cũng được nâng cao rõ nét thông qua các hoạt động xã hội trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền UNESCO như Giáo dục, Khoa học, Văn hóa,  Thông tin. Những hoạt động này mang ý nghĩa thiết thực giúp cho Liên hiệp các Hội UNESCO có được niềm tin từ các cơ quan Chính phủ cũng như toàn thể xã hội, xứng đáng hai lần được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động.

Trong bối cảnh đất nước nói và quốc tế hôm nay, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển lớn mạnh. Sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Bộ Ngoại giao và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã tạo thuận lợi để Liên hiệp phát huy các thế mạnh trong các hoạt động của mình. Trong xã hội, góp phần làm cho người dân Việt Nam ngày càng hiểu và tham gia ủng hộ các hoạt động thuộc lĩnh vực UNESCO. Đối với quốc tế, việc Việt Nam trúng cử vị trí thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO (nhiệm kỳ 2009 – 2013) và đặc biệt là quan hệ Việt Nam – UNESCO ngày càng phát triển trong nhiệm kỳ của Tổng giám đốc Irina Bokova, là cơ hội để Liên hiệp nâng cao hình ảnh và tiếng nói của mình đối với các Hội UNESCO trên toàn thế giới. Đánh giá về việc này, Ông Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban UNESCO Quốc gia Việt Nam, đại diện cho Ủy ban UNESCO Quốc gia Việt Nam đã phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Liên hiệp rằng: Có lẽ chưa bao giờ thế và vận của chúng ta lại tốt đẹp như ngày hôm nay và trong thế và vận đó, chưa có hoạt động nào làm cho chúng ta có cảm giác hào hứng, sung sướng như các lĩnh vực UNESCO. Bởi vì UNESCO là trí tuệ của thế giới, UNESCO là giáo dục, là văn hóa, thông tin, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và đó là kho tàng tri thức của thế giới mà trong đó chúng ta đang được tham gia. Trong những năm qua Ủy ban UNESCO của Việt Nam đã rất nỗ lực cho những giá trị đó. Và đó cũng chính là nhiệm vụ và cơ hội cho Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Khi đánh giá về vị trí, tầm vóc và về lý tưởng UNESCO, tại Đại hội Bà Katherine Muller-Martin – trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, đại diện cho tổ chức UNESCO thế giới đã chia sẻ với Đại hội: “Tôi muốn nói với các bạn 1 điều rằng, khi tôi đến đây từ tháng 11 năm 2009 tôi đã tự hứa với lòng mình rằng sẽ làm cho UNESCO trở thành tổ chức đa phương quốc tế nổi tiếng nhất ở Việt Nam, tôi sẽ cố gắng làm gì đó cho sự phát triển các hoạt động UNESCO tại Việt Nam. Và tôi cũng xin nói với các bạn rằng, chúng ta đang sát cánh cùng nhau trong một đại gia đình UNESCO, cùng đồng hành, cùng phấn đấu cho những lý tưởng cao đẹp  UNESCO. Trong đại gia đình ấy, có các bạn: những hội viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Tôi và các bạn - chúng ta hãy tận dụng một cách tối đa những cơ hội mà UNESCO đã và đang đem cho Việt Nam”.

Những cơ hội và thách thức …

Có thể nói, giai đoạn 2010 – 2015 của nhiệm kỳ IV của Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là giai hoạt động UNESCO phi chính phủ ở Việt Nam cũng như trên thế giới vừa phải đối mặt với những khó khăn của thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, vừa phải phấn đấu để cải tổ cơ cấu và phương thức hoạt động của phong trào UNESCO phi chính phủ nói chung, đại diện là Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới (WFUCA) cho phù hợp với yêu cầu của của tình hình mới và nhiệm vụ mới mang tính thời đại .

Bên lề Đại hội, một số đại biểu đã có những chia sẻ đóng góp, ủng hộ UNESCO – mái nhà chung sẽ lớn mạnh hơn nữa. Ông Huỳnh Minh Khôi, một đại biểu trẻ tuổi của Trung tâm UNESCO Giao lưu Văn hóa Quốc tế, chi nhánh TPHCM cho biết: “Tôi rất vui và tự hào được về dự Đại hội tổ chức của mình, như một đứa con được trở về mái ấm của mình. Tôi đã gia nhập tổ chức này với một niềm khao khát được tham gia vào sự nghiệp phát triển dân trí và giáo dục cộng đồng. Nhưng sau khi gia nhập Liên hiệp  tôi ngạc nhiên thấy có rất nhiều người lớn tuổi hơi mình, nhưng họ vẫn giữ được sức bật, vẫn trẻ trung và trong sáng về mặt tâm hồn và có tinh thần làm việc hăng say đáng cho thế hệ trẻ chúng tôi ngưỡng mộ, học tập. Tôi nghĩ rằng hoạt động UNESCO phi chính phủ là một môi trường rất may mắn đáng để cho những thanh niên trẻ tuổi rèn luyện và trau dồi hiểu biết quốc tế, rèn luyện  ý chí phấn đấu vì  tương lai của đất nước”.

Tiếp tục những thành quả đáng tự hào đã đạt được trong nhiệm kỳ III, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đang chuẩn bị cho những bước chuyển mình về chất và mở ra những cơ hội phát triển mạnh mẽ và mới mẻ, đầy thử thách nhưng cũng đầy triển vọng. Định hướng cơ bản của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là phải phấn đấu để thực sự trở thành một tổ chức đầy tiềm năng của công tác UNESCO, đáp ứng được lòng tin cậy của Chính phủ và sự mong mỏi quần chúng và hội viên.

 

Tuấn Anh

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung