Home Khoa học Môi trường Biến đổi khí hậu đổ gánh nặng lên phụ nữ

Biến đổi khí hậu đổ gánh nặng lên phụ nữ

Email In PDF.
chau_phi_1Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), gánh nặng của sự biến đổi khí hậu đổ nhiều nhất lên vai phụ nữ ở các nước đang phát triển. Tại đây chị em chủ yếu làm nông nghiệp. Việc kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thiết lập mối quan hệ bình đẳng nam – nữ sẽ giúp nhân loại thích ứng tốt hơn với những biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, bão lũ, hạn hán. Báo cáo của UNFPA cũng gắn việc giảm dân số với giảm “khí nhà kính” vào khí quyển.

 

Bà Thoraya Ahmed, Giám đốc Điều hành UNFPA, nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải trả lời cho những câu hỏi chủ chốt: Sự biến đổi khí hậu tác động tới đời sống của đàn ông, đàn bà, bé trai, bé gái ở những phần khác nhau và quốc gia khác nhau trên thế giới như thế nào và hành vi của những con người riêng rẽ liệu có thúc đẩy hay kìm hãm những nỗ lực toàn cầu để làm cho khí hậu bớt nóng lên”? Bà khẳng định, mọi hiệp ước về việc ngăn chặn Trái Đất nóng lên phải lưu ý tới đóng góp của từng con người riêng lẻ vào việc làm mát bầu khí quyển.

Báo cáo UNFPA cho biết mức tăng nhiệt độ trung bình năm từ nay đến 2100 được dự đoán từ 4 - 6 độ C, đây sẽ là thảm họa đối với môi trường xung quanh, nền kinh tế và con người. Những vùng đất màu mỡ trước đây sẽ thôi đem lại mùa màng, nhiều khu vực sẽ không thích hợp để sống nữa, các con đường di dân sẽ thay đổi, nhiều người, đặc biệt ở các nước nghèo, bị mất phương tiện sinh sống. Trong đó số phận của phụ nữ mà chủ yếu ở các nước thế giới thứ ba sẽ rất đáng lo ngại.

Báo cáo UNFPA ghi rõ: đây là “vòng tròn nghèo đói tội lỗi” bởi phụ nữ ở các nước đang phát triển chủ yếu làm công việc trồng trọt và có ít khả năng kiếm tiền bằng cách khác. Họ cũng gánh chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi sống gia đình, vun vén tổ ấm, điều này hạn chế sự tự do đi lại của họ và buộc họ phụ thuộc mạnh vào thiên nhiên.

Khi hạn hán chị em buộc phải làm việc nhiều hơn để bảo đảm lương thực, nước uống và nhiên liệu cho gia đình. Các chuyên gia của LHQ kết luận: “Nếu lưu ý tới việc phụ nữ tại các nước đang phát triển tích cực tham gia vào việc sản xuất lương thực thì rõ ràng rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn mối quan hệ giữa thực tế nghề nông, giới tính của người lao động và sự biến đổi khí hậu”.

chau-phichau-phi-2

Họ cho rằng, sự biến đổi khí hậu dễ được khắc phục hơn tại các quốc gia có các hệ thống y tế, giáo dục phát triển và con người được bảo vệ tốt hơn về xã hội. Dĩ nhiên, việc xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ sẽ nâng cao tình trạng được xã hội bảo vệ phụ nữ và giúp họ dễ dàng hơn đối phó với những biến đổi khí hậu.

Việc tăng dân số đi kèm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, công nghiệp đi kèm với tăng tiêu thụ năng lượng là những tác động “mang gương mặt người” tới môi trường xung quanh, tới sự biến đổi khí hậu.

Nếu trước đây chính sách sinh thái tập trung vào vấn đề ô nhiễm nảy sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp thì trong tương lai sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn – Trái Đất nóng lên do hoạt động của con người với sức ép tăng dân số. Trong khi đó thì cơ sở để phát triển thế giới hiện đại là tăng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tăng tác động của con người đối với môi trường xung quanh.

Để tránh thảm họa sinh tái toàn cầu cần có những thay đổi triệt để trong cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, trong đó có việc giảm tiêu thụ một loạt tài nguyên then chốt nhiên liệu và quặng.

Trên thế giới mỗi giây có 21 đứa trẻ ra đời và có 18 người chết, dân cư Trái Đất hằng ngày tăng 250.000 người và sự tăng trưởng này hầu như “nhờ công” của các nước đang phát triển. Nhịp độ tăng rất nhanh – gần 90 triệu người mỗi năm. Và đây có thể là cơn bùng nổ dân số đủ sức làm sụp đổ hành tinh chúng ta. Tăng dân số đòi hỏi phải phát triển sản xuất lương thực và năng lượng, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, càng gây sức ép lên khí quyển. Trong hai thập niên gần đây dân số trên hành tinh tăng 2,4%, trong khi đó tại phần lớn các nước phát triển mức tăng chỉ là 0,5 – 1%, còn các nước phát triển là 4%. Tỷ lệ cao nhất hiện nay là ở Ấn Độ, Tây Á và một số nước châu Phi./.

TP (tổng hợp)

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung