Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Thông điệp của bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO

Thông điệp của bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO

Email In PDF.

Năm 2010 được Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố là “Năm quốc tế các nền văn hoá xích lại gần nhau” và đã chỉ định UNESCO đóng vai trò là tổ chức đi đầu trong việc kỷ niệm Năm quốc tế này. Nhân sự kiện này, Tạp chí Ngày nay xin giới thiệu với bạn đọc Thông điệp của bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO đối với Năm quốc tế này.

tgd“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người ngày càng gia tăng. Sự tương trợ lẫn nhau mang tính tất yếu của các loại hình xã hội mang đến những cơ hội mới để thúc đẩy các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn trên phạm vi toàn cầu. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự thiếu hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau cũng tăng lên trong vài năm gần đây. Khủng hoảng kinh tế, môi sinh và cả vấn đề đạo đức cũng làm tăng thêm cảm giác bất an và sự thiếu tin tưởng. Trước hiện trạng này, tôi đề nghị một cách nhìn mới, mở ra cho toàn thể nhân loại, mà tôi vẫn gọi là “Chủ nghĩa nhân văn mới”. Tôi tin rằng UNESCO có đủ sức mạnh cần thiết để đối phó một cách nhân đạo đối với khủng hoảng và quá trình toàn cầu hóa. Để giải quyết sự tổn thương đang lan rộng ra ở mọi cấp độ, quả thật, cần phải phát minh ra những cách thức hành  động mới để bảo vệ sự cố kết xã hội và giữ vững nền hoà bình.

Nhận thấy tính cấp thiết này, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã tuyên bố năm 2010 là “Năm quốc tế các nền văn hoá xích lại gần nhau” và đã chỉ định UNESCO đóng vai trò là tổ chức đi đầu trong việc kỷ niệm Năm quốc tế này, bởi UNESCO đã có kinh nghiệm hơn 60 năm hoạt động nhằm tăng cường “sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn chương mà còn bao gồm cả cách sống, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng. Trong một thế giới toàn cầu hóa ngày càng gia tăng sự giao lưu và tính phức tạp, vấn đề bảo vệ và khuyến khích tính đa dạng văn hóa này gặp muôn vàn thách thức. Thật vậy, tôi rất lấy làm tiếc là văn hóa được nêu trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (của Liên Hợp Quốc) không đúng với đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên sự liên kết giữa văn hoá và phát triển đã mạnh đến mức phát triển không thể không cần đến văn hoá. Tôi có một khát vọng mạnh mẽ là sẽ thông qua những sáng kiến mới để cho mọi người thấy rằng sự liên kết này là không thể tách rời.

Mục tiêu của năm quốc tế này là giúp xóa đi sự nhầm lẫn do thiếu hiểu biết, thành kiến và loại trừ làm nảy sinh căng thẳng, bất an, bạo lực và xung đột. Nhiệm vụ đặt ra là thông qua việc vận động cho đối thoại và hiểu biết lẫn nhau để thúc đẩy sự tôn trọng  nền văn hoá của nhau và phá vỡ rào cản giữa các nền văn hoá khác nhau. Sự trao đổi và đối thoại giữa các nền văn hoá là công cụ tốt nhất để xây dựng nền hoà bình.

Bốn hướng chiến lược hành động của Năm quốc tế này đã được xác định là thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau về đa dạng văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo; xây dựng khung những giá trị cùng chia sẻ ; tăng cường một nền giáo dục chất lượng và những khả năng đa văn hoá ; khuyến khích đối thoại về sự phát triển bền vững.

Tôi kêu gọi tất cả các đối tác của UNESCO cùng chung sức để đạt được các mục tiêu này: các Uỷ ban quốc gia UNESCO, các cơ quan chuyên môn của hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các Đại sứ Thiện chí và các Nghệ sĩ vì Hoà bình, các giáo sư UNESCO và các trường liên kết, các câu lạc bộ và trung tâm UNESCO, các nghị sĩ, thị trưởng, giới văn hoá, khoa học, giáo dục và truyền thông, các tổ chức thanh niên cũng như xã hội dân sự, kể cả khu vực tư nhân. Nhờ vào sự cố gắng của tất cả chúng ta, lễ kỷ niệm năm quốc tế 2010 sẽ nhận được một tầm vóc rộng lớn và sẽ có được sự tác động mạnh nhất ở mọi cấp độ từ địa phương, quốc gia đến khu vực và quốc tế.

Đối diện với những thách thức của một thế giới ngày càng phải gắn kết lẫn nhau, nhiệm vụ chung của chúng ta là xây dựng những chiếc cầu vững chắc dựa trên sự đoàn kết giữa các nền văn hoá để từ đó xây dựng những nguyên tắc chung cùng nhau chung sống./.

Irina Bokova

Minh Hạnh (dịch)

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung