Home Văn hóa Tin văn hóa Nhân đọc báo Tết của bà con người Việt tại Ba Lan

Nhân đọc báo Tết của bà con người Việt tại Ba Lan

Email In PDF.

pic-don-Tet-thieu-nhiAnh Nguyễn Văn Thái, tiễn sĩ trắc địa, là Việt kiều ở Ba Lan đã dịch sang tiếng Việt tác phẩm tiêu biểu của Ba Lan: Chàng Tactesh của Mickievich. Anh tâm sự: “Ấy là vì tôi muốn trả món nợ ân tình đối với hai quê hương Việt – Ba”.

Đúng hẹn, về Vacsava, anh gửi cho tôi số Tết Kỷ Sửu báo Quê Việt của Hội người Việt Nam tại Ba Lan “Đoàn kết và Hữu nghị”! Năm Trâu đã bước sang thu, nhưng đọc năm chục trang bài cũng phần nào cảm thông với những tư duy, tình cảm, sinh hoạt của mấy vạn bà con Việt sống dưới trời Âu.

Bài Tết dĩ nhiên phải có không khí Tết. Tâm trạng nhớ quê hương của bà con, hẳn cũng giống như những người Việt lao động kéo xe hàng: “…nhớ nhà nhớ quê đặc biệt vào mỗi độ xuân về… Dăm cái Tết tha hương đã thành chuyện nhỏ. Không phải người kéo xe nào cũng có thể trở về sum họp với gia đình, bởi rất nhiều trở ngại” (Phạm Hoàng).

Tết năm Sửu, nhất định có bài về Trâu, con vật đã đi vào tâm linh dân tộc, và kèm theo có bài về tình hình “trâu hiện đại” là ôtô phát triển mau ở Việt Nam. Báo Tết phải có thơ về Xuân và tình yêu: Đêm giao thừa Chớp xé đêm đen - tiếng pháo/ Xua hết lạnh  se ngoài trời/ Khói hương kéo tuổi thơ trở lại/ Ngọn lửa bập bùng hai tiếng “Mẹ ơi!” (Lâm Quang Mỹ). Món nợ đời/ Tôi gặp em/Đêm trời Âu/ Nhiệt độ xuống âm hai mươi độ/ Mà tôi ngỡ/ Mặt trời rang cháy/ Hai trái tim/ Tôi nợ em/ Từ kiếp nào/ Mà kiếp này phải trả/ Giọt nước mắt/ Em vương trên má/ Là phần trăm tôi tôi trả món nợ đời (Nhị Hồng).

Truyện ngắn Bạn của Xuân Nguyên hé cho ta thấy một cảnh đời người Việt ở Ba Lan qua tình bạn vừa gần vừa xa giữa một người Việt đứng bán quầy hàng ở chợ và một người Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ một trung tâm thương mại lớn. Người bạn này có văn hoá, đứng đắn, tuy bù khú với nhau, vẫn là giới chủ không thông cảm với giới buôn bán nhỏ Việt Nam. Nói chi với những người nông dân Việt làm nghề đẩy xe có bánh nhỏ chở hàng ở các trung tâm buôn bán, như theo lời kể của Phạm Hoằng trong bài Kỷ Wuzek: Thời Pháp, có nghề cu-li xe kéo, họ sang đây làm nghề kéo xe. Kéo xe đủ sống, nhưng làm cả đêm, làm thêm bốc vác, giao hàng, dọn kho… để có tiền gửi về quê.

Mùa xuân, người khá giả có thì giờ đi vãn cảnh, đến công viên nghe nhạc sỹ lang thang chơi đàn bên tượng Chopin. Và ngắm những cây liễu, cây dân tộc của Ba Lan như tre đối với Việt Nam (Thái Linh).

Một số bài phản ánh cái hay cái dở của đất nước hôm nay, với tinh thần xây dựng. Phê phán cái không hay để cho nước tiến lên: lũ côn đồ thanh thiếu niên đóng giả kẻ đánh giầy, bán kính, học sinh ở TP.Hồ Chí Minh xin đểu Việt kiều về quê ăn Tết. Lối làm ăn vô tổ chức. Xóm trọ sinh viên nghèo giữa nghĩa địa ở Hà Nội…

Rời tờ báo Quê Việt, tôi trầm ngâm nghĩ lại buổi nói chuyện cuối cùng với anh Thái trước khi anh về Ba Lan. Tôi muốn tìm hiểu về tình hình bà con ta ở đó.

- Các cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ, Nga, Úc, Đông Âu đều có nét riêng, ở Ba Lan thế nào?

- Đặc điểm thứ nhất là tỷ lệ trí thức cao. Điều này có thể giải thích bởi sự hình thành cộng đồng. Lớp đầu tiền ngườiViệt ở lại Ba Lan là những nghiên cứu sinh và lưu học sinh rời nước vào cuối những năm 70 khi đất nước ở thời kỳ đói ăn thiếu mặc. Họ chắt bóp gửi về cứu trợ gia đình máy TV Neptun, lụa đen, vải, thuốc bổ, thuốc kháng sinh. Nhiều người tốt nghiệp, ở lại làm việc, lập gia đình với người Ba Lan. Cuối những năm 80, công cuộc đổi mới ở Ba Lan và Đông Âu tạo điều kiện cho họ bám rễ. Hàng Việt Nam, đồ may mặc, mỹ nghệ (vòng xương, vòng ốc…) bán chạy ở các cửa hàng lớn nhỏ, các dãy chợ khắp các thị trấn Ba Lan.

Đợt người Việt nhập cư Ba Lan lần thứ hai vào những năm 90 qua nhiều con đường. Đất lành chim đậu, hàng loạt người dạt về Ba Lan: có những sinh viên, nghiên cứu sinh cũ ở Ba Lan, về nước sang lậu để thực tập, hợp tác khoa học. Có người tốt nghiệp ở trong nước hoặc Liên Xô, Đông Âu cũ, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học của ta sang theo các đề tài nghiên cứu, tham quan du lịch. Có các chuyên gia của ta ở Châu Phi những năm 80 về. Một số ở lại mang gia đình sang. Số cán bộ khoa học, văn nghệ sĩ, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân ở khắp nơi, với mọi cương vị: chủ quầy bar phố nhỏ, thủ đô hay ở một thành phố phỏ gần biên giới, nhà doanh nghiệp, giáo sư, kỹ sư…

- Dư luận Ba Lan đối với cộng đồng ta thế nào?

- Rất tốt, vì nhiều trí thức nên biết làm ăn kinh tế, thành đạt trong kinh doanh, văn hoá, giáo dục, và một số mặt hơn các cộng đồng dân tộc khác ở Ba Lan và cộng đồng Việt ở một số nước Châu Âu.

- Thế còn đặc điểm thứ hai?

- Đó là tính đa dạng của các tổ chức dân sự của bà con tự lập ra. Cộng đồng Việt ở Ba Lan đi đầu tổ chức những hội đoàn như Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, trước các cộng đồng Việt khác ở Châu Âu. Hiện có đến vài chục hội đoàn: Hội “Đoàn kết hữu nghị” chung cho tất cả Việt Kiều, Hội văn hoá xã hội, Hội doanh nghiệp, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội thanh niên, Hội từ thiện, Hội những người yêu đạo Phật, Hội nhà giáo, Hội công giáo, Hội Bách khoa, Hội Cựu chiến binh, Hội Tổng hợp, Hội viện Khoa học, Hội giáo dục. Trường Tiếng Việt Hùng Vương, Trung tâm Văn Lang và Trường Tiếng Việt Văn Lang, Báo Quê Việt, Câu lạc bộ Thơ, Đội văn nghệ, đội múa, Ban nhạc, Liên đoàn bóng đá, Hiệp hội tennis, Nhà văn hoá Thăng Long, CLB gold, CLB Võ thuật, các hội đồng hương Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nam Định v.v…

Tổ chức đa dạng như vậy rất phù hợp với sở thích và quyền lợi riêng từng nhóm. Về các hoạt động chung, Hội người Việt Nam tại Ba Lan là Đoàn kết, Hữu nghị, là nòng cốt hỗ trợ bà con trong và ngoài nước làm ngoại giao nhân dân giữa Ba Lan và Việt Nam.

Quả là cộng đồng Việt Nam ở Ba Lan là một khúc ruột Việt Nam tại xứ sở Chopin và Mickievich./.

Hữu Ngọc

Ngay-nay

 

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...