Home UNESCO Liên hiệp các Hội UNESCO VN

Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam - Mạng lưới hội viên

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam
Chức năng và nhiệm vụ
Các cơ quan lãnh đạo và tổ chức hoạt động
Mạng lưới hội viên
Cơ quan ngôn luận
Chiến lược và các chương trình
Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế
Những chặng đường đã đi qua
Tất cả các trang


Mạng lưới hội viên, các đơn vị thành viên và các thành viên liên kết

Mạng lưới thành viên của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam bao gồm các hội viên cá nhân, các đơn vị cơ sở (đơn vị thành viên) của Hiệp hội là các Câu lạc bộ UNESCO, Trung tâm UNESCO, các Hội UNESCO  và thành viên liên kết gồm các tổ chức, tập thể cá nhân có cam kết phối hợp, hợp tác dài hạn hoặc ngắn hạn với Hiệp hội trên một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Hội viên của Hiệp hội

Điều lệ của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam quy định: “Những Câu lạc bộ cơ sở, tập thể, đơn vị và những công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và tự nguyện xin ra nhập Hiệp hội thì được kết nạp vào Hiệp hội và các Câu lạc bộ UNESCO cơ sở, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, tuổi tác, thành phần xã hội và trình độ học vấn và nghề nghiệp.”

Thành phần các hội viên bao gồm:
1. Hội viên chính thức là những Câu lạc bộ UNESCO cơ sở, những tập thể, cá nhân tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội  và cam kết tôn trọng Điều lệ Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.
2. Hội viên mặc nhiên là các thành viên của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban Thư ký của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam .
3. Hội viên danh dự là những cá nhân và tập thể người Việt Nam và người nước ngoài có đóng góp, giúp đỡ đặc biệt và vô tư cho Hiệp hội và các Câu lạc bộ UNESCO của Việt Nam.
4. Hội viên tham gia là các bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức đoàn thể xã hội ủng hộ Hiệp hội về mặt tinh thần và vật chất hoặc tham gia các hoạt động của Hiệp hội và các Câu lạc bộ UNESCO cơ sở.
5. Hội viên tư vấn là những cá nhân tự nguyện tham gia đóng góp những ý kiến, khuyến nghị cho hoạt của Hiệp hội và các Câu lạc bộ UNESCO cơ sở.

Các nghĩa vụ của Hội viên gồm:
1. Tích cực học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu hoạt động của Hiệp hội và các Câu lạc bộ.
2. Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội và các Câu lạc bộ, chấp hành Điều lệ và phát triển hội viên mới.
3. Đóng hội phí theo quy định của Hiệp hội và Câu lạc bộ cơ sở.

Quyền hạn của Hội viên như sau:
1. Được đóng góp ý kiến về công tác Hiệp hội và các Câu lạc bộ.
2. Được bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo Hiệp hội và các Câu lạc bộ UNESCO cơ sở.
3. Được kiểm tra các hoạt động của cơ quan lãnh đạo Hiệp hội và Câu lạc bộ cơ sở.
4. Được hưởng những phúc lợi tinh thần và vật chất do Hiệp hội và các Câu lạc bộ cơ sở quản lý.
5. Được yêu cầu bảo vệ các nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của mình với tư cách hội  viên trong phạm vi hoạt động của Hiệp hội.
6. Được xin ra khỏi Hiệp hội và CLB cơ sở.

Tính đến tháng 6-2016 Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có trên 10.000 cá nhân là hội viên chính thức và khoảng trên dưới 100 nghìn người tham gia thường xuyên vào các hoạt động do các đơn vị thành viên của Hiệp hội tổ chức với tư cách là hội viên tham gia; có khoảng 100 các đơn vị thành viên là các Câu lạc bộ UNESCO, Trung tâm UNESCO và Hội UNESCO hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Hiệp hội có một Văn phòng Đại diện tại các tỉnh phía Nam đóng trú tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến tháng 12-2015, cơ cấu hội viên cá nhân của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phân bổ như sau:

- Giới tính:  Nam chiếm 64%  
Nữ chiếm 36%
- Tuổi:   Từ 20-30 chiếm 20%  
Từ 31-40 chiếm 13%  
Từ 41-50 chiếm 17%  
Từ 51-60 chiếm 23%
Trên 60 tuổi chiếm 27%
- Trình độ văn hoá:  
Tốt nghiệp Đại học:  59%
Trên Đại học :  16%
Dưới Đaị học:   25%

Các Câu lạc bộ, Trung tâm và Hội mang tên UNESCO

Các tập thể được Hiệp hội ra quyết định thành lập hoặc kết nạp làm đơn vị thành viên của Hiệp hội, được Hiệp hội bảo trợ pháp nhân hoạt động sẽ được mang tên UNESCO trong tên gọi của mình. Theo Điều lệ của Hiệp hội UNESCO Thế giới và thông lệ của mạng lưới UNESCO phi chính phủ trên thế giới, có ba hình thức tổ chức thành viên phổ biến thuộc các Hiệp hội UNESCO quốc gia được mang tên UNESCO, đó là: Câu lạc bộ UNESCO, Trung tâm UNESCO và Hội UNESCO.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý và đặc thù của xã hội Việt Nam cả ba hình thức tổ chức thành viên nêu trên đều có những đặc điểm chung:

- Đều được coi là tổ chức cấp cơ sở của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, có vị trí như nhau và bình đẳng về tinh thần, quyền lợi, trách nghiệm và nghĩa vụ trong hoạt động.
- Đều chịu sự tuân thủ nguyên tắc như Điều lệ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam quy định là “tự nguyện, tự quản, tự trang trải và phi vụ lợi” và chịu sự theo dõi, hướng dẫn và quản lý của Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Tuy nhiên, khi xem xét thành lập các đơn vị cơ sở Hiệp hội căn cứ vào chức năng, nội dung, phương thức và khả năng hoạt động của các sáng lập viên để quy định hình thức tổ chức của đơn vị cơ sở. Cụ thể:

- Câu lạc bộ UNESCO là hình thức phổ cập nhất trong những nơi có yêu cầu tập hợp quần chúng, là các diễn đàn mang tính chuyên đề nhằm giới thiệu, trao đổi về các vấn đề liên quan đến các nội dung của UNESCO, thông qua đó giúp cộng đồng nâng cao hiểu biết về UNESCO, về các vấn đề giáo dục, văn hoá, khoa học và thông tin của đất nước, cổ động quần chúng tham gia  tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Trung tâm UNESCO là hình thức hoạt động mang tính nghiệp vụ chuyên sâu ổn định lâu dài về mặt tổ chức, có định hướng chuyên môn hoá, có chương trình hoạt động cụ thể dài hạn, chứng minh được khả năng khả thi đem lại hiệu quả chuyên môn và tăng trưởng ngân sách cho đơn vị và cho Hiệp hội. Do tính chất chuyên môn hoá, yêu cầu tổ chức và giao dịch trong các hoạt động chuyên môn nên đối với những trường hợp cụ thể, một số Trung tâm UNESCO có thể được Hiệp hội xem xét và đề nghị các cơ quan chức năng Nhà nước cho phép sử dụng tư cách pháp nhân đầy đủ để hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả.
- Hội UNESCO là tổ chức cấp tỉnh và thành phố, được Chính quyền cấp tỉnh hoặc thành phố ra quyết định cho phép thành lập, được Hiệp hội UNESCO Việt Nam công nhận là tổ chức thành viên của Hiệp hội. Các Hội UNESCO hoạt động nhằm phát huy tiềm năng về tổ chức, khả năng tham gia của các tổ chức cơ sở trong việc thực hiện các chương trình của UNESCO, đồng thời có thể được Hiệp hội Trung ương uỷ quyền phối hợp với Chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ tinh thần, vất chất, điều hoà và phối hợp hoạt động của các tổ chức cơ sở của Hiệp hội Trung ương đang hoạt động tại địa phương.

Một số hình thức tổ chức hoạt động khác được Hiệp hội bảo trợ

Ngoài các hình thức phổ cập phổ biến là các Câu lạc bộ, Trung tâm và Hội UNESCO được Hiệp hội bảo trợ hoạt động, trong những trường hợp cần thiết, căn cứ nguyện vọng của quần chúng và tính khả thi đề án tổ chức, Hiệp hội có thể bảo trợ cho các hoạt động nằm trong chức năng của Tổ chức với các hình thức tổ chức ngắn hạn hoặc hoạt động thí điểm, phổ biến là hình thức:

- “Trung tâm” không có pháp nhân đối với các dự án tổ chức đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học.
- Đoàn Nghệ thuật đối với các đơn vị hoạt động nghệ thuật mang tính chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
- Chương trình, Dự án đối với các đề án nghiệp vụ mang tính khả thi cao.

Đa số các hình thức bảo trợ này đều có thời hạn, được giao cho Ban Thư ký hoặc Văn phòng Hiệp hội trực tiếp hướng dẫn và chịu trách nhiệm quản lý.

Danh sách các đơn vị cơ sở của Hiệp hội  (file riêng)



 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...