Home UNESCO Liên hiệp các Hội UNESCO VN

Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam - Chức năng và nhiệm vụ

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam
Chức năng và nhiệm vụ
Các cơ quan lãnh đạo và tổ chức hoạt động
Mạng lưới hội viên
Cơ quan ngôn luận
Chiến lược và các chương trình
Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế
Những chặng đường đã đi qua
Tất cả các trang

 

Tôn chỉ, mục đích
 
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp) là tổ chức xã hội, tập hợp rộng rãi các tổ chức, công dân Việt Nam trên phạm vi quốc gia và người Việt Nam ở nước ngoài tự nguyện tham gia, đóng góp vào các hoạt động theo mục tiêu, lý tưởng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO) đã được ghi nhận trong Công ước thành lập UNESCO. Liên hiệp có nhiệm vụ thúc đẩy việc truyền bá các mục tiêu, chương trình hoạt động của UNESCO, thông tin kiến thức về khoa học, giáo dục, văn hoá và thông tin truyền thông, là những lĩnh vực hoạt động chuyên môn của UNESCO, thông qua đó góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước, tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
 
Địa vị pháp lý, trụ sở 
 
1. Liên hiệp có tư cách pháp nhân, con dấu (dấu ướt, dấu ướt thu nhỏ, dấu nổi) và tài khoản riêng theo quy định pháp luật Việt Nam.
2. Liên hiệp hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hiến chương của UNESCO, Điều lệ Liên hiệp UNESCO Thế giới, khu vực và Điều lệ của Liên hiệp được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt. 
3. Trụ sở của Liên hiệp đặt tại Thủ đô Hà Nội. Liên hiệp có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết Liên hiệp được thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Liên hiệp là thành viên chính thức của mạng lưới UNESCO phi chính phủ khu vực và thế giới theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.
 
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động và mối quan hệ
 
1. Liên hiệp hoạt động trên phạm vi cả nước liên quan đến các lĩnh vực UNESCO giáo dục, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa và thông tin truyền thông, thúc đẩy hợp tác quốc tế, thực hiện đối ngoại nhân dân, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.
2. Liên hiệp là đại diện của phong trào UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam tham gia thành viên chính thức của Liên hiệp UNESCO Thế giới, Liên hiệp UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có quan hệ hợp tác với các Liên hiệp UNESCO tại các quốc gia và quan hệ như một đối tác của Tổ chức UNESCO.
3. Liên hiệp chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp, hoạt động theo quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tổ chức UNESCO và của Liên hiệp UNESCO khu vực và thế giới.
4. Chịu sự hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về công tác UNESCO và các chương trình hoạt động liên quan đến tổ chức UNESCO.
5. Liên hiệp có mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương ở Việt Nam và với các tổ chức nước ngoài có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
 
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động  
 
Tổ chức và hoạt động của Liên hiệp được thực hiện theo nguyên tắc:
1. Tự nguyện, tự quản;
2. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động và được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ được Nhà nước giao;
3. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, phát huy năng lực sáng tạo và nhiệt tình đóng góp của hội viên;
4. Động cơ trong sáng, không vụ lợi cá nhân;
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ của Liên hiệp.
 
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ VÀ NGHĨA VỤ
Quyền hạn
 
1. Tuyên truyền tôn chỉ và mục đích hoạt động của Liên hiệp. Tập hợp trí tuệ, đoàn kết nhân dân đóng góp vào các hoạt động giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin truyền thông, đóng góp với Nhà nước triển khai công tác UNESCO trong cộng đồng.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp. 
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Liên hiệp theo quy định của pháp luật. 
4. Tham gia phối hợp trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, tổ chức các hình thức trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực của UNESCO với các Liên hiệp UNESCO quốc gia, khu vực, thế giới, với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
5. Tham mưu, tư vấn đối với các cơ quan nhà nước, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động UNESCO tại Việt Nam. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Liên hiệp theo quy định của pháp luật.
6. Không ngừng phát triển hội viên, bồi dưỡng kiến thức UNESCO, phổ biến kinh nghiệm và phương pháp hoạt động trong lĩnh vực UNESCO phi chính phủ cho hội viên. Phổ biến thông tin cho các hội viên và nhân dân để nâng cao hiểu biết về mục tiêu, tôn chỉ của UNESCO.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc Liên hiệp theo quy định của pháp luật.
9. Được gây quỹ Liên hiệp trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
10. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
11. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế. 
 
Nhiệm vụ, nghĩa vụ 
 
1. Thực hiện vai trò điều phối quốc gia đối với các hoạt động UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam. Thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc Liên hiệp theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia các tổ chức UNESCO phi chính phủ thế giới, khu vực theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình chuẩn bị, thành lập Hội UNESCO địa phương (là các Hội thành viên của Liên hiệp và mang tên UNESCO).
4. Là đại diện duy nhất cho các Hội UNESCO, các Trung tâm UNESCO, các Câu lạc bộ UNESCO trực thuộc, các tổ chức khác trực thuộc Liên hiệp và hội viên của Liên hiệp trong quan hệ với tổ chức UNESCO, Liên hiệp UNESCO Thế giới, Liên hiệp UNESCO Khu vực, các tổ chức UNESCO phi chính phủ thế giới theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Tư vấn, phản biện với Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương về việc ban hành các chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực UNESCO phi chính phủ.
6. Phối hợp, tham gia với các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong các hoạt động thẩm định, đánh giá, phân loại thuộc các lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp.
7. Giúp đỡ, hướng dẫn, bảo trợ di tích, danh thắng và các hoạt động của hội viên và cộng đồng có nội dung liên quan đến UNESCO khi có yêu cầu. Triển khai các hoạt động tư vấn dịch vụ trên các lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp.
8. Kiến nghị với Nhà nước khen thưởng cho những tập thể và cá nhân là hội viên của Liên hiệp đã có công lao và đóng góp xuất sắc trong hoạt động UNESCO phi chính phủ. Khen thưởng và trao giải thưởng của Liên hiệp cho các cá nhân và tập thể trong cộng đồng đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng đất nước theo tiêu chí UNESCO.
9. Quyết định khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức, tập thể, hội viên và cán bộ nhân viên thuộc Liên hiệp.
10. Xây dựng và ban hành các quy chế, quy tắc trên cơ sở cụ thể hóa Điều lệ của Liên hiệp nhằm hướng dẫn hoạt động cho hội viên của Liên hiệp.
11. Quyết định những vấn đề về kế hoạch tài chính, tài sản của Liên hiệp.
12. Nhận tài trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động UNESCO phi chính phủ theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao và khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
14. Hàng năm, Liên hiệp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Liên hiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.  
 


 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...