Home UNESCO Liên hiệp các Hội UNESCO VN

Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
Liên hiệp các Hội UNESCO VIệt Nam
Chức năng và nhiệm vụ
Các cơ quan lãnh đạo và tổ chức hoạt động
Mạng lưới hội viên
Cơ quan ngôn luận
Chiến lược và các chương trình
Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế
Những chặng đường đã đi qua
Tất cả các trang

Tên tiếng Việt:  Tên gọi và sự ra đời của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
Tên tiếng Anh:  Vietnam Federation of UNESCO Associations.
Tên viết tắt tiếng Anh: VFUA

Biểu tượng của Tổ chức

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam sử dụng Biểu tượng của Hiệp hội UNESCO Thế giới làm biểu tượng trong các hoạt động của mình. Biểu tượng đó là hình đường xoáy ốc chạy quanh dòng chữ UNESCO ở vị trí trung tâm. Đường xoáy ốc tượng trưng cho quy luật phát triển, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với lý tưởng cao đẹp đối với cương lĩnh hành động của UNESCO.

Ngoài ra, trong những hoạt động lớn mang nội dung văn hoá và chuyên môn thuần khiết, để thể hiện sự tôn vinh đối với UNESCO và tuyên truyền cho lý tưởng, tôn chỉ và mục đích của UNESCO, Li
ên hiệp có thể được sử dụng biểu tượng của UNESCO.

Li
ên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng như các Hiệp hội UNESCO trên toàn thế giới cam kết với UNESCO và Hiệp hội UNESCO Thế giới về việc nghiêm cấm hội viên, các tổ chức thành viên của mình sử dụng biểu tượng của UNESCO và biểu tượng của Hiệp hội UNESCO Thế giới phục vụ cho các mục đích thương mại, hoặc phục vụ các mục đích cá nhân dưới bất cứ hình thức và hoàn cảnh nào.

Theo quy định của UNESCO, việc sử dụng biểu tượng của UNESCO phải được sự nhất trí của Uỷ ban Quốc gia UNESCO. Do đó khi các đơn vị thành viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam muốn được sử dụng biểu tượng của UNESCO phục vụ cho các hoạt động của mình thì bắt buộc phải có đơn gửi Liên hiệp, trình bày rõ yêu cầu và tính chất của hoạt động để Ban Thư ký Hiệp hội có căn cứ xin phép Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về việc sử dụng biểu tượng UNESCO.

Lịch sử ra đời của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên của UNESCO từ thời Chính quyền Bảo Đại (1951). Sau ngày đất nước thống nhất, Chính phủ Việt Nam lần lượt thay chân chính quyền Sài Gòn cũ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó có UNESCO (1976).

Năm 1981 Ngài Amadou Mahtar M’Bow, Tổng Giám đốc UNESCO đã gửi thư tới Thủ tướng Phạm Văn Đồng giới thiệu về hệ thống Câu lạc bộ UNESCO trên thế giới và gợi ý Việt Nam nên có mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam để thu hút cộng đồng tham gia đóng góp vào các hoạt động UNESCO tại Việt Nam. Năm 1986 Tổng Giám đốc UNESCO một lần nữa khuyến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét hình thức hoạt động UNESCO phi chính phủ đã trở thành thông lệ tại các quốc gia thành viên UNESCO là có Hiệp hội UNESCO tại nước mình để góp phần mở rộng các hoạt động UNESCO trong nhân dân vì mục đích hoà bình và phát triển.

Tháng 3-1993, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngài Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ngài Mayor đã ký bản ghi nhớ, trong đó có nêu việc Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét tích cực việc thành lập Hiệp hội UNESCO Việt Nam.  Tiếp đó Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã góp phần cùng các sáng lập viên tích cực chuẩn bị cho việc ra đời một mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam sẽ mang tên là Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.

Ngày 3-8-1993 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 397/TTg cho phép thành lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.

Ngày 6-10-1993 Đại hội Toàn quốc lần thứ Nhất, đồng thời là Đại hội Sáng lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 150 sáng lập viên cá nhân và tập thể bao gồm các cơ quan nghiên cứu khoa học, các đơn vị hoạt động nghệ thuật, các nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà giáo, các nhà hoạt động xã hội Việt Nam đã tham dự Đại hội. Điều lệ của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và cương lĩnh hoạt động của Hiệp hội đã được toàn thể Đại hội thông qua bằng sự nhất trí đồng thuận. Đại hội đã bầu ra một Ban Châp hành gồm 21 uỷ viên do KTS Nguyễn Trực Luyện làm Chủ tịch. Ban Chấp hành đã bầu ra một Thường vụ Ban Chấp hành với 5 uỷ viên và bổ nhiệm GSTS Phạm Huyễn làm Tổng Thư ký.

Ngày 16-12-1993 Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã thay mặt Chính phủ phê chuẩn Điều lệ của Hiệp hội (Quyết định số 1174/TCCP-TC). Tiếp đến Bộ Ngoại giao đã thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức thông báo với UNESCO việc ra đời Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.

Xem Điều lệ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

 



 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...