Home UNESCO Thành viên Trung tâm UNESCO Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET)

Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET)

Email In PDF.

Tên tiếng Anh: UNESCO Vietnam Center of Information
Địa điểm:  Phòng 201,202 nhà B5 Khu Đoàn Ngoại giao Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84-4). 22487777 / (84-4). 22497777

Ban lãnh đạo:

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hùng Sơn

Nhiệm vụ và quyền hạn:

  • Ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản thông tin điện tử phục vụ cho đời sống cộng đồng, đặc biệt là các lĩnh vực thông tin rất cần thiết cho cộng đồng và  phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu phát triển xã hội của đất nước;
  • Tổ chức triển khai nghiên cứu, thu thập, biên tập và tổng hợp thông tin một cách có hệ thống và được thẩm định để phổ cập vào đời sống thực tế;
  • Xuất bản thông tin điện tử trên mạng máy tính truyền thông phổ cập vào trong đời sống, trước hết là cho mạng lưới hội viên của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam, tiến tới phổ cập thông tin trên liên mạng INTERNET hoà nhập vào trong cộng đồng UNESCO trên toàn thé giới;
  • Tổ chức đào tạo mọi cấp độ và nền tảng về công nghệ thông tin phổ cập cho cộng đồng;
  • Hợp tác, tư vấn cho các cơ quan, tổ chức về các lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin; Duy trì các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức và chương trình khác của LHQ như  FAO, WHO, UNEP, UNIDO, PICD, UNICEF….
  • Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho đời sống cộng đồng, ưu tiên các ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, phổ biến xuất bản thông tin;

      Nghiên cứu biên tập và xuất bản thông tin:

  • Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên tập, thẩm định khoa học một cách có hệ thống các thông tin về các lĩnh vực mà cộng đồng đang quan tâm
  • Tổ chức các hội nghị và hội thảo trong nước, quốc tế và tham gia các hoạt động quốc tế liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng;
  • Xây dựng hệ thống mạng máy tính nền tảng phục vụ cho công tác triển khai hệ thống truyền thông, biên tập và xuất bản thông tin điện tử;
  • Tạo dựng môi trường học thuật về thông tin trao đổi và thảo luận cho cộng đồng UNESCO Việt Nam trên mạng máy tính truyền thông công cộng, tiến tới phổ cập rộng rãi cho quảng đại quần chúng.

      Hoạt động đào tạo phổ cập về công nghệ thông tin:

  • Xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên về công nghệ thông tin có tâm huyết nghề nghiệp và trình độ kiến thức, sư phạm tốt nhất;
  • Tổ chức hệ thống đào tạo nhằm phổ cập kiến thức khoa học về công nghệ thông tin và ứng dụng các kiến thức  cho cộng đồng góp phần nâng cao kỹ năng lao động, giá trị tinh thần và cho mỗi cá nhân ;
  • Tổ chức các chương trình phổ cập và ứng dụng Tin học vào đời sống giúp các đối tượng trong cộng đồng nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động, khả năng giao tiếp và tham gia vào các hoạt động văn hoá, giáo dục trong cộng đồng ;       
  • Tập trung cho công tác hợp tác quốc tế tổ chức nghiên cứu phát triển, thực hiện tư vấn vf chuển giao công nghệ góp phần nâng cao hiệuquả lao động và chất lượng lao động.

      Hoạt động hợp tác nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin:

  • Phối hợp giữa các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau cùng các chuyên viên kỹ thuật tin học, hướng dẫn viên, hoạt động tư vấn nhằm phổ cập kiến thức khoa học và ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào trong cộng đồng góp phần nâng cao hiệu quả công tác, đời sống văn hoá, tinh thần;
  • Tổ chức các chương trình hội thảo giới thiệu rộng rãi các thành quả của công tác nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phục vụ nhu cầu phát triển của cộng đồng;          
  • Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, thực hiện hỗ trợ tư vấn, chuyển giao công nghệ, cải thiện chất lượng công việc, nâng cao giá trị lao động.

      Chương trình huy động nguồn lực:

  • Trung tâm tự huy động sự đầu tư, đóng góp của các thành viên sáng lập để thiết lập văn phòng hoạt động, các trang thiết bị vật chất để xây dựng trung tâm ban đầu, đặc biệt trung tâm được sự bảo trợ của Công ty Máy tính Việt Nam 1- Bộ công nghiệp .
  • Vận động, tranh thủ tối đa sự đóng góp bằng kiến thức, kinh nghiệm, tài trợ bằng tinh thần và vật lực của cá nhân, tập thể, trong nước và quốc tế cho Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm;
  • Trung tâm có thể chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các đơn vị trong Hiệp hội, hoặc với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước các trên lĩnh vực hoạt động dự án theo mục đích của Trung tâm
  • Mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin thông qua Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam. 
 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...