Home UNESCO UNESCO là gì?

UNESCO là gi? - UNESCO - Một nhịp cầu nối tương lai

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
UNESCO là gi?
Tôn chỉ và Mục đích
Các lĩnh vực chuyên môn
Chiến lược của UNESCO
Ngân sách UNESCO
Các cơ quan lãnh đạo
Các quốc gia thành viên
Giải thưởng UNESCO
Các ngày kỷ niệm
UNESCO - Một nhịp cầu nối tương lai
Tất cả các trang

UNESCO - Một nhịp cầu nối tương lai


Ông Nguyễn Xuân Thắng
, Phó Chủ tịch&Tổng Thư ký Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam,
Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Thế giới, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay


Ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, Liên Hợp Quốc ra đời (1945) đã kéo theo việc hình thành một hệ thống các tổ chức quốc tế với mục đích nhằm giải quyết các vấn đề hậu chiến và chuẩn bị cho những bước đi có tính toàn cầu, lâu dài với một phương thức hết sức mới mẻ lúc bấy giờ, đó là hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chung, liên quan đến lợi ích của mọi quốc gia: Hoà bình, an ninh và phát triển. Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cũng ra đời trong bối cảnh lịch sử đó, với một phương châm hành động là: thông qua hợp tác trên các lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền của mình góp phần vào việc phát triển và tăng cường sự giao tiếp giữa các dân tộc nhằm tạo nên sự đoàn kết trí tuệ với mục tiêu cuối cùng là “duy trì hoà bình, an ninh thế giới, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc“.

Với lịch sử phát triển 60 năm, hiện nay UNESCO đã được hầu hết mọi quốc gia trên thế giới hưởng ứng và tham gia, uy tín và vai trò của UNESCO ngày càng được nâng cao. Tại diễn đàn đa phương này các nước đã đạt được sự thống nhất trên rất nhiều vấn đề cơ bản, quan trọng, liên quan đến chiến lược phát triển quốc gia, trong đó chiến lược phát triển văn hoá và tri thức được công nhận tai UNESCO như một chiếc chìa khoá để các quốc gia bước vào tương lai. UNESCO là một tổ chức liên chính phủ, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao, vì vậy UNESCO không những chỉ đưa ra những ý tưởng mà còn là nơi có khả năng đạt được những giải pháp phối hợp hành động có hiệu lực mang tính quốc tế. Cũng chính nhờ vậy nội dung và phương pháp hành động mà UNESCO đề ra không những đáp ứng được đòi hỏi của mỗi quốc gia thành viên mà còn mang tính giải pháp toàn cầu. Những chiến lược mang tính phối hợp quốc tế và khu vực trên lĩnh vực giáo dục, văn hoá, khoa học xã hội và nhân văn, những thành tựu to lớn trong các chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ trên phạm vi quốc tế đã làm cho UNESCO xứng đáng được tôn vinh là “Lâu đài Trí tuệ và Văn hoá của nhân loại”. Bằng biện pháp hợp tác có hiệu quả giúp các quốc gia đạt được những chính sách phát triển hài hòa, cân đối, đặc biệt việc ưu tiên giúp đỡ các nước nghèo trong việc xây dựng chiến lược phát triển quốc gia UNESCO hôm nay thực sự đã trở thành một trong những tổ chức quốc tế được coi là có uy tín nhất và được mọi người hướng đến nhiều nhất.

Một trong những vấn để nóng hổi được nhiều quốc gia quan tâm là cuộc đấu tranh bảo tồn văn hoá dân tộc diễn ra trong nhiều năm nay tại diễn đàn UNESCO. UNESCO là nơi lần đầu tiên đưa ra khái niệm ”Bản sắc văn hoá”. Nó gắn liền với cuộc đấu tranh bắt đầu từ thập kỷ 70 đến nay tại UNESCO của các dân tộc mới giành được độc lập và của các lực lượng tiến bộ thế trên giới chống lại sự nô dịch về văn hoá của chủ nghĩa đế quốc. Tại UNESCO các nước đã đi đến một sự thống nhất về tính cấp bách của vấn đề bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và xem đó là nhịp cầu nối với tương lai, đồng thời là con đường duy nhất để bảo đảm sự độc lập về mặt văn hoá, tinh thần của các quốc gia trước cuộc tấn công của chủ nghĩa đế quốc và là giải pháp tốt nhất đề kháng lại những tác động tiêu cực của nền văn hoá công nghiệp đang có nguy cơ san bằng và làm đồng nhất các giá trị văn hoá, làm suy yếu sức sống và khả năng sáng tạo của các dân tộc. UNESCO cho rằng : ”Lịch sử đã chứng minh sự vi phạm bản sắc văn hoá dân tộc thường là nguyên nhân của mọi sự tranh chấp, xung đột. Vì vậy, đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc. Văn hoá gắn liền với dân tộc đồng thời văn hoá cũng gắn liền với phát triển và tương lai." Thông qua luận điểm này, UNESCO đã đưa ra một nhận định tổng quan về vai trò của văn hoá như sau : ”Bất kỳ một chiến lược phát triển nào cũng đều phải tính đến nhân tố văn hoá để bảo đảm một sự phát triển cân đối”.

Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức tham gia UNESCO ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1976). Kế thừa những thắng lợi đã đạt được trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, với uy tín quốc tế của mình, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào các hoạt động của UNESCO. Ngược lại, Việt Nam cũng đã học tập được nhiều kinh nghiệm quý của UNESCO, đặc biệt trên lĩnh vực hoạch định chính sách và chiến lược phát triển quốc gia, đồng thời cũng đã tranh thủ một cách có hiệu quả viện trợ và giúp đỡ của UNESCO về trí tuệ cũng như vật chất cho sự nghiệp phát triển đất nước. Việt Nam là một trong những thành viên ủng hộ và đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc vì mục đích phát triển và tham gia một cách tích cực vào cuộc vận động Thập kỷ Phát triển Văn hoá do UNESCO phát động trong những năm 1988-1997 vừa qua.

Bên cạnh phương thức hoạt động hợp tác trên tầm cỡ nhà nước, ngay từ khi mới thành lập UNESCO đã nhận thức rằng đối với lĩnh vực hoạt động và hợp tác về văn hoá và tri thức cần phải có được sự hậu thuẫn và tham gia rộng lớn của quần chúng nhân dân, đặc biệt là của trí thức tại các nước thành viên. Bởi vậy, ngay từ năm 1947 một phong trào hoạt động quần chúng tại các nước nhằm ủng hộ cho lý tưởng và nội dung hoạt động của UNESCO đã được hình thành dưới hình thức các “Hội ái hữu UNESCO”, ”Trung tâm UNESCO”, trong đó hình thức ”Câu lạc bộ UNESCO” là phổ biến. Khởi đầu ở châu á, phong trào phát triển mạnh nhất nhất tại Nhật Bản. Dưới sự bảo trợ của UNESCO và Chính phủ các nước thành viên dần dần đã hình thành một hệ thống các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo lý tưởng, tôn chỉ và mục tiêu của UNESCO - gọi là ”Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO” ở các quốc gia. Các hội này phối hợp và thống nhất hành động trong mối liên kết của từng khu vực trên thế giới với danh nghĩa Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Khu vực và Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Thế giới. Ngay sau khi ra đời (1993), Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO khu vực Châu á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Thế giới.

Cũng giống như hệ thống Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO tại các nước, các khu vực và thế giới, Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam là nơi tập hợp trí tuệ rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức và thanh niên, ”không phân biệt giới tính, tín ngưỡng, tuổi tác, nghề nghiệp, hoạt động theo Tôn chỉ, Mục đích và Lý tưởng cao cả của UNESCO cho sự nghiệp phát triển văn hoá và nâng cao dân trí của nhân dân vì mục đích xây dựng và phát triển đất nước” (trích Điều lệ của Hiệp hội Câu lạc bộ Unesco Việt Nam). Tuy ra đời muộn hơn so với ở các nước nhưng năm năm qua Hiệp hội đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã phát triển gần 100 Câu lạc bộ UNESCO, Trung tâm UNESCO và Hội UNESCO trong cả nước, trở thành một trong những Hiệp hội lớn hoạt động sôi nổi ở Châu á, kết nạp hàng nghìn hội viên với đủ mọi nghề nghiệp và thành phần xã hội, thống nhất hành động theo Điều lệ của Hiệp hội và đang trở thành một lực lượng xã hội có uy tín, hướng toàn bộ hoạt động của mình vào sự nghiệp bảo vệ hoà bình và xây dựng đất nước. Hiệp hội cũng là nơi chuyển tải những tư tưởng tiến bộ của UNESCO tới quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là cánh tay đắc lực của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với UNESCO.

Khác với đa số các tổ chức xã hội khác hiện có ở nước ta, hầu hết là các tổ chức nghề nghiệp, Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam là một tổ chức đa dạng về nghề nghiệp và thành phần xã hội, là một nơi tập hợp đoàn kết trí tuệ, là nơi vận động sự đóng góp kinh nghiệm, sức lực và trí tuệ của quần chúng nhân dân một cách ”tự nguyện” cho sự nghiệp chung, là nơi truyền bá cho nhân dân tư tưởng khoan dung của UNESCO, là một đầu mối để đoàn kết cộng đồng và hiểu biết quốc tế, đồng thời là trường học rèn đạo lý cống hiến ”phi vụ lợi” cho đất nước và cho tương lai.

UNESCO - một tổ chức quốc tế có uy tín và tiến bộ của thời đại, là nơi gửi gắm niềm tin và khát vọng của nhân loại, là nhịp cầu hướng về tương lai.

UNESCO - chính là nơi đã xếp hạng Huế, Hạ Long, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha của chúng ta thành “Di sản văn hoá của” thế giới, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Lãnh tụ kính yêu của nhân Việt Nam được tôn vinh là “Nhà yêu nước vĩ đại và Danh nhân Văn hoá” của nhân loại.

 



 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...