Home Kinh doanh Doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh vì người tiêu dùng

Doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh vì người tiêu dùng

Email In PDF.
Quan niệm về đạo đức trong kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là phải phấn đấu để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng tốt và họ rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của mình.

30lar-daoduc44Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân. Cái Tài của Doanh nhân là xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết được người tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm của Doanh nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp.

 

Ngày nay, hiểu biết của người tiêu dùng đã được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng “thông thái” và có điều kiện để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp với khả năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khoẻ của mình. Cái Tâm trong kinh doanh là Doanh nghiệp phải thông tin, quảng cáo chính xác, trung thực hàng hoá, dịch vụ, phải hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng, vận hành sản phẩm, hàng hoá, phải cảnh báo cho người tiêu dùng đối với hàng hoá có nguy cơ mất an toàn, tác hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng phải đảm bảo cân, đong, đo, đếm chính xác, phải thực hiện bảo hành và sẵn sàng bồi thường, bồi hoàn thiện hại do hàng hoá của mình gây ra.

Thực trạng đạo đức của các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ là động lực cho các Doanh nghiệp phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh những Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững, quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, Doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít các Doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm chí làm giả nhãn, mác, giảm chất lượng lừa dối người tiêu dùng.

Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen... có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng.

Làm thế nào để nâng cao đạo đức kinh doanh của Doanh nhân Việt Nam?

Việc đầu tiên phải làm là tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các Doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng. Cần phải nêu nhiều hơn nữa những Doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuyên truyền, quảng bá những thương hiệu có uy tín đồng thời cũng phê phán mạnh mẽ những Doanh nghiệp không có đạo đức kinh doanh. Thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực bởi vì tạo dựng một thương hiệu có khi là 5 năm, 10 năm, cả một đời người hoặc từ thế hệ này sang thế hệ khác song chỉ cần một thông tin thiếu chính xác trên báo chí là có thể tiêu diệt cả một thương hiệu, như vụ vải thiều cách đây mấy năm, thông tin quả bưởi có thể gây ung thư đã làm cho quả bưởi Việt Nam điêu đứng…

Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có chế tài xử phạt mạnh hơn, tăng mức tiền phạt tương đương với mức thu lợi bất chính. Đối với thực phẩm mất an toàn thì phải đình chỉ xử phạt chứ không phải là thu hồi như lâu nay.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam có biện pháp nào để bảo vệ người tiêu dùng?

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Gần 20 năm hoạt động, Hội luôn quan tâm, tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng nâng cao hiểu biết tiêu dùng của mình, phản biện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách liên quan đến người tiêu dùng và giải quyết các khiếu nại hoặc gửi các cơ quan Nhà nước giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng. Hội ngày càng được người tiêu dùng tin cậy và tiếng nói của Hội ngày càng quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Với tình trạng quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, Hội càng đẩy mạnh hoạt động của các Hội địa phương, các Văn phòng giải quyết khiếu nại, chủ động tham gia với các cơ quan Nhà nước trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, dự kiến xây dựng danh mục hàng hoá, cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ mất an toàn khi dùng. Hội cũng đang cùng các cơ quan hữu quan xây dựng và xét tặng các Danh hiệu “Văn minh thương mại người tiêu dùng Việt Nam” nhằm tôn vinh các Doanh nghiệp có “đạo đức kinh doanh” vì người tiêu dùng./.

TS.Hồ Tất Thắng
Phó chủ tịch Hội TC và BVNTD VN

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung