Home

Thế giới cần tiếp tục đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục

Email In PDF.

Trong một tuyên bố đưa ra bên lề Diễn đàn đối thoại thứ 2 về chính sách quốc tế cung cấp giáo viên cho chương trình Giáo dục cho tất cả (vừa diễn ratại Jordanie), đại diện UNESCO đã nhấn mạnh: thế giới cần đẩy mạnh mục tiêu phổ cập giáo dục và để thực hiện mục tiêu này, thế giới cần đào tạo hơn 10 triệu giáo viên từ nay đến năm 2015.

altTrong một phát biểu mới đây tại Nigieria, Trợ lý Tống giám đốc UNESCO phụ trách mảng giáo dục ông Qian Tang bày tỏ lo ngại, nhiều nước có thể sẽ không đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu phổ cập giáo dục. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó phải kể đến tình trạng thiếu giáo viên cho chương trình Giáo dục cho mọi người (gọi tắt là EFA, do UNESCO phát động) và xóa mù chữ cho trẻ dân tộc thiểu số.

Đây cũng là mối lo ngại chung đặt ra tại Diễn đàn đối thoại thứ 2 về chính sách quốc tế cung cấp giáo viên cho chương trình Giáo dục cho mọi người EFA vào năm 2015, diễn ra tại thủ đô Ammam (Jordanie) mới đây. Đại diện các nước đều cho rằng thế giới sẽ không thể thực hiện được mục tiêu này, nếu không có những nỗ lực khổng lồ của cộng đồng quốc tế. Không một kế hoạch giáo dục nào có thể thành công nếu không thể tuyển và giữ được đội ngũ giáo viên có chất lượng.

Những thách thức đặt ra

Theo thống kê, số lượng giáo viên trên toàn cầu hiện nay không tăng, thậm chí còn giảm, đặc biệt là ở các nước nghèo, các nước đang phát triển. Miền nam châu Phi là một ví dụ. Theo thống kê, các nước miền Nam châu Phi hiện cần bổ sung gấp 1,2 triệu giáo viên. Điều này đồng nghĩa với việc cần tăng 50% ngân sách giáo dục để đủ trả lương cho họ. Tính đến năm 2015, khu vực này cần thêm 1,3 triệu giáo viên nữa để thay thế giáo viên đến tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó, các nước Arập, Tây và Nam Á cũng cần bổ sung gấp hơn nửa triệu giáo viên để thực hiện chương trình Giáo dục cho mọi người mà UNESCO đề ra. Trong một chiến lược dài hạn, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh: thế giới cần đào tạo tới 10 triệu giáo viên từ nay đến năm 2015 mới có thể mục tiêu vừa nêu.

Một vấn đề nữa đặt ra là xóa mù cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển. Theo nhiều nguồn tin, hiện thế giới có khoảng 101 triệu trẻ em không được đến trường. Trong đó 50-70% là trẻ dân tộc thiểu số. Ở những nước đang phát triển như Ấn độ, Băng-la-dest, Ethiopia, Kenya, Nigeria và Pakistan, phần lớn số trẻ em không được đi học là trẻ người dân tộc. Tại châu Phi, tình trạng còn tồi tệ hơn. Ở Bosoana và khu vực Trung Phi, tất cả trẻ người dân tộc hoặc trẻ thuộc những nhóm ngôn ngữ thiểu số, trong đó có trẻ em người dân tộc Hausa (phía Bắc Nigieria) đều không được đến trường. “Tôi nghĩ rằng trẻ em người dân tộc thiểu số rất thiệt thòi. Ở châu Phi có khoảng 60% các em không được đến trường, do cuộc sống khó khăn, đói rách, cha mẹ các em kiếm sống chật vật nên không đưa con đi học. Có khoảng 10 triệu trẻ em trên thế giới bị từ chối đến trường vì là người dân tộc thiểu số”.  Ông Marc Latime, giám đốc điều hành Tổ chức quyền Dân tộc thiểu số quốc tếnhậnđịnh.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết những thách thức này? Trở lại với Diễn đàn đối thoại thứ 2 về chính sách quốc tế, các đại biểu nhất trí để thực hiện mục tiêu đặt ra, cần tiếp tục cải thiện hiệu quả hệ thống giáo dục thông qua đội ngũ giáo viên tài năng, chuyên nghiệp và yêu nghề. Bởi lẽ, chất lượng của hệ thống giáo dục liên quan đến kết quả học tập, hoạch định chương trình giáo dục hiệu quả. Mặt khác, các chính phủ cần quan tâm tới việc xóa bỏ khoảng cách trong giáo dục, để trẻ em dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển được đến trường, tiếp cận và hoà nhập với cuộc sống như trẻ em thành thị.

Tất nhiên, để đáp ứng mục tiêu phổ cấp giáo dục tiểu học vào năm 2015, cộng đồng thế giới cần hành động khẩn cấp. Hiện, UNESCO đã thành lập Nhóm đặc nhiệm quốc tế về giáo viên cho EFA nhằm phối hợp với các đối tác của EFA trong liên minh quốc tế giải quyết những “khoảng trống” này trên toàn cầu./.

Lê Vũ Nguyệt Minh

alt