Đền Phù Đổng, nằm cách Hà Nội 17km (tại làng Gióng, xã Phù Đổng, Gia Lâm), là nơi thờ Thánh Gióng.
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người làng Giáp Ban, thọ làng Phù Đổng. có mẹ nhà ở vườn cháy, phía đông chùa Kiến Sơ, bà tuổi cao nhưng vẫn chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm phải một vết chân lớn, sau đó có thai và sinh ra Thánh Gióng. Tương truyền Thánh Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Vào thời Hùng Vương thứ VI, nước ta bị giặc Ân phương Bắc xâm lược, Vua bèn sai sứ giả đi giao mõ cầu người hiền tài để dẹp giặc Ân. Nghe thấy tiếng mõ giao, Thánh Gióng bỗng bật dậy, nói với mẹ ra mời sứ giả vào nói: “Sứ giả về tâu với nhà Vua cho đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. Vua ra lệnh đúc các thứ đem tới, Thánh Gióng vươn vai một cái đứng dậy, người cao lớn khác và thường nhảy lên ngựa vung roi sắt đi đánh giặc. Thánh Gióng hăng hái xông vào trận chiến. Roi sắt bị gẫy ra đã nhổ tre để đánh giặc. Giặc Ân thua chạy tán loạn. Sau khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Vệ Linh (huyện Sóc Sơn) cởi áo giáp để lại rồi người cùng ngựa bay thẳng lên trời.
Để ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc. Nhà vua ra lệnh xây đền thờ ở quê (Làng Gióng). Vào thế kỷ thứ XI Lý Công Uẩn cho tu bổ lại Đền Phù Đổng và ban hành tổ chức ngày Hội Gióng vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm.
Vừa qua Hội Gióng ở đền Phù Đổng cùng đền Sóc (ngôi đền thờ Thánh Gióng ở Sóc Sơn) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010 tại Nairobi (Kenia). Hai ngôi đền: Phù Đổng và đền Sóc là hai nơi chính diễn ra Hội Gióng hằng năm./.