Home Khoa học Môi trường Biến đổi khí hậu và câu chuyện MDG tại Việt Nam

Biến đổi khí hậu và câu chuyện MDG tại Việt Nam

Email In PDF.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng trở nên rõ rệt và Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất. Không những khó đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015 mà các kết quả hiện tại cũng khó được duy trì và có khả năng bị phá vỡ.

Đối với mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói.

altBiến đổi khí hậu gây tác động mạnh mẽ nhất đến những người dân mà sinh kế gắn với khai thác tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS/ 2008), gần 1/3 tổng thu nhập của người nghèo Việt Nam là từ các hoạt động sinh kế nói trên. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt nam nhưng cũng là nơi chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. 21,3 % thu nhập của người nghèo nơi đây từ nông, lâm và thủy sản. Tỷ lệ này ở Tây Bắc là 54,9 %, Tây Nguyên 52,0 %... Bên cạnh đó, thay đổi trong hệ thống tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật và năng suất lao động có thể làm mất ổn định cuộc sống, buộc cộng đồng phải di cư.

Đối với mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học

Trong năm 2008 – 2009, vẫn có khoảng 3% trẻ trong độ tuổi tiểu học không được tới trường, tương đương trên 2000 trẻ. Biến đổi khí hậu là một trong những lý do làm mất tài sản, sinh kế và thảm họa tự nhiên làm giảm các cơ hội được giáo dục đào tạo chính quy. Nhiều trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) có thể bị ép phải nghỉ học nhằm giúp gia đình tìm việc làm tăng thu nhâp hoặc giúp đỡ những thành viên gia đình bị ốm. Thay đổi nơi sống và di cư cũng có thể làm giảm cơ hội đến trường.

Đối với mục tiêu tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Sự gia tăng bất bình đẳng về giới do các sinh kế của phụ nữ ngày càng phụ thuộc vào môi trường và các điều kiện khí hậu, thời tiết. Phụ nữ và trẻ em gái thường phải đảm nhiệm việc nội trợ, giáo dục con cái và lo thực phẩm cho gia đình. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng khiến họ bị giảm cơ hội được giải phóng và bình đẳng.

Đối với mục tiêu giảm tử vong trẻ em

Tại Việt Nam, tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 58 % (1990) xuống 24,4% (2009) và mục tiêu đặt ra đến năm 2015 chỉ còn 19,3%. Tuy nhiên tử vong và bệnh tật đang có xu hướng gia tăng do thiên tai như bão, lũ lụt, hạn và các đợt nắng nóng, rét hại kéo dài. Phụ nữ mang thai và trẻ em thường là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm do côn trùng: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não và các bệnh dịch đổi khí hậu và làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ em.

Đối với mục tiêu tăng cường sức khỏe bà mẹ

Giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm do biến đổi khí hậu là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Thảm họa thiên nhiên gây mất mùa, đói kém, di cư do biến đổi khí hậu có thể tác động tới an ninh lương thực và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

Đối với mục tiêu phòng chống HIV/ AIDS, sốt rét và bệnh khác

Việt Nam xếp vị trí thứ 12 trong số 22 quốc gia có bệnh nhân lao cao nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực, sau Trung Quốc và Phillipin. Cùng với sức ép về tài nguyên nước, điều kiện thời tiết nóng lên sẽ làm gia tăng bệnh dịch, kể cả HIV/ AIDS. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng sự lây lan và bùng phát một số bệnh truyền nhiễm qua côn trùng và thức ăn, nguồn nước. Di cư tăng và mật độ dân số cao do ảnh hưởng biến đổi khí hậu cũng giúp lây lan bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội trở thành nguy cơ “đỏ”. Điều  đó làm giảm hiệu quả các hoạt động phòng chống.

Đối với mục tiêu đảm bảo bền vững về môi trường

Biến đổi khí hậu làm nghiêm trọng hơn tình trạng suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học, tăng ô nhiễm môi trường và là một thách thức lớn cho phát triển bền vững. Ngoài ra, nó cũng làm thay đổi quá trình tương tác giữa hệ sinh thái và con người dẫn tới mất các nguồn bổ trợ cho cuộc sống cơ bản của cộng đồng.

Đối với mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Quá trình ứng phó đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển để đối phó và thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quan hệ quốc tế và các mối tương tác địa lý, chính trị có thể bị ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu và xung đột liên quan đến tài nguyên, lãnh thổ và môi trường

Vượt qua những trở ngại nói trên để đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nhiệm vụ mà Việt Nam sẽ phải kiên quyết thực hiện trong thời gian 5 năm tới. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 đã đề ra những định hướng phát triển lớn. Trong thời gian tới chúng ta vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những giải pháp cụ thể đối phó với những trở ngại và thách thức trong từng mục tiêu, lồng ghép những giải pháp đó trong các kế hoạch và chương trình hành động./.

Trường Giang

alt

 

Trường Giang

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung