Home Giáo dục Tin tức Nhớ hai người thầy GS Ngô Gia Hy và GS Dương Thiệu Tống

Nhớ hai người thầy GS Ngô Gia Hy và GS Dương Thiệu Tống

Email In PDF.

Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2010 diễn ra trong “Năm quốc tế hữu nghị giữa các nền văn hóa (VH)” theo thông điệp gửi toàn thế giới của UNESCO. Với tinh thần trên các nhà giáo thuộc thế hệ học trò tưởng niệm về nhân cách và tôn vinh những cống hiến của GS Ngô Gia Hy và GS Dương Thiệu Tống trong rất nhiều giáo sư đi trước đã có đóng góp to lớn trong nền giáo dục nước nhà.

Người đề xướng mở Đại học tư thục ở Việt Nam

GS Ngô Gia Hy (Ảnh TL)Nhà giáo ưu tú, Giáo sư Ngô Gia Hy sinh năm 1916 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, đã tham gia giảng dạy từ 1948 ở ĐH Y khoa Hà Nội, 1963 ĐH Y Sài Gòn sau khi đỗ Thạc sĩ Y khoa tại Paris (1962). Năm 1967 là Trưởng Khoa ĐH Y Sài Gòn. Sau 1975, ông giảng dạy tại ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) từ 1977-1995 là Phó chủ nhiệm Khoa Y, Chủ nhiệm Bộ môn Niệu. Là chuyên gia hàng đầu về niệu học, GS có nhiều công trình nghiên cứu về lao niệu, sỏi niệu, nhiễm trùng niệu, tạo hình đường tiểu. GS còn nghiên cứu về khí công, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Ông là Tổng thư ký tập san Acta Medica Việt Nam và là Tổng biên tập tập san Thời sự Y dược học TP HCM. GS đã công bố 160 công trình khoa học, bao gồm 7 cuốn sách, trong đó có các sách tra cứu mà các chuyên gia ngành Y thế giới biết đến, như Xây dựng thuật ngữ y học, Từ điển Niệu học giải phẫu, nhất là cuốn Từ điển Niệu học giải nghĩa Việt - Anh - Pháp (700 trang). Ông là một thầy thuốc mẫu mực về y đức, là chuyên gia nghiên cứu và công bố nhiều công trình về lĩnh vực này. GS được tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huy chương Vì thế hệ trẻ (1988), Nhà giáo ưu tú (1990), Huy chương Vì Sự nghiệp GD (1997), Huân chương lao động hạng ba (1999), giải thưởng Tôn Thất Tùng do Bộ Y tế trao (2004 ).

Ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng mở trường ĐH dân lập, rồi kiên trì tổ chức lộ trình để đến nay, khi GS đã về Cõi vĩnh hằng mới thành hiện thực. Mô thức trường ĐH tư thục của Việt Nam “không vì lợi nhuận” và theo các tôn chỉ tiến bộ theo mô hình ĐH tư thục truyền thống của Mỹ và một số nước phương Tây, là của GS Ngô Gia Hy. Nhưng lúc bấy giờ mô hình ĐH tư thục còn xa lạ đối với Việt Nam nên Thủ tướng Võ Văn Kiệt chưa chấp thuận. Khi tuổi đời đã ngót 80, GS vẫn đứng đầu một nhóm trí thức trình hồ sơ lên Bộ GD&ĐT xin phép mở một trường ĐH dân lập. Và ngày 14/8/1995 Chính phủ đã ban hành Quyết dịnh số 470 về việc thành lập trường ĐH dân lập Hùng Vương. Đặc biệt, với tư cách người sáng lập số một và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường, chính GS đã xác định cơ sở chỉ đạo phương hướng xây dựng và phát triển của trường theo các tôn chỉ KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN, ĐẠO ĐỨC và hoạt động theo các phương châm tiến bộ, trong đó có 2 phương châm quan trọng nhất “lấy chất lượng làm mục tiêu đào tạo hàng đầu” và “bất vụ lợi cá nhân”.

Mong muốn hiện đại hoá nền giáo dục

GS Dương Thiệu Tống (Ảnh TL)Nhà giáo ưu tú, GS Dương Thiệu Tống. GS sinh năm 1925, tại Hà Đông nay thuộc Hà Nội, trong một gia đình Nho giáo, chín đời làm nghề dạy học. Ông bắt đầu dạy học từ năm 1945 tại trường Đào Duy Từ (Thanh Hóa), trường Ngô Quyền (Hải Phòng). Ông đỗ Cử nhân Luật khoa quốc tế tại Vương quốc Anh. Năm 1963 đỗ Thạc sĩ GD học, 1965 lấy bằng Tiến sĩ GD học tại trường ĐH Columbia, một trong 8 trường ĐH hàng đầu của Mỹ. Ông nguyên là Hiệu trưởng các trường Quốc học Huế, trường Trung học kiểu mẫu Thủ Đức. Từ năm 1969 ông làm giảng sư, rồi GS tại ĐH SP Sài Gòn, làm Tổng thư ký kiêm Phó khoa trường ĐH Vạn Hạnh.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khi trường ĐH Vạn Hạnh phải giải thể, với tư cách thành viên Ban Trị sự trường, ông đã vận động Ban Trị sự nhà trường hiến cơ sở trường ĐH Vạn Hạnh để sử dụng làm cơ sở 2 của trường ĐHSP TPHCM và ông tiếp tục công tác giảng dạy tại trường ĐHSP TPHCM. Năm 1984 ông được phong GS và trở thành vị GS đầu tiên của trường này. Suốt mấy thập kỷ ông vừa giảng dạy ĐH, vừa nghiên cứu nhiều lĩnh vực về Giáo dục và Văn hoá. Các tác phẩm chính gồm: Thuở ban đầu, Tâm sự Dương Khuê Dương Lâm. Suy nghĩ về GD truyền thống và hiện đại, phương pháp nghiên cứu khoa học GD và Tâm lý. Nổi lên trong số các đầu sách trên có một số cuốn được ông bổ sung, hoàn thiện sau khi đã tiếp tục thể nghiệm thông qua thực tiễn GD từ sau 30.4.1975 để tái bản gần đây như cuốn “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” (phương pháp thực hành), “Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học GD” là rất độc đáo, được giới sư phạm đánh giá cao vì góp phần hiện đại hóa GD trong lĩnh vực đo lường thành quả học tập một cách khách quan, không chỉ dừng lại ở tình trạng mô tả định tính kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa như từng có trước đây, GS Dương Thiệu Tống thường nói với các nhà báo và đồng nghiệp rằng ông có may mắn được tiếp thu nhiều nền GD khác nhau: Nho học từ thuở ấu thơ với cha đẻ, GD tân học của phương Tây từ Pháp, Anh đến Mỹ, từng thăm viếng tìm hiểu nhà trường Xô Viết trước đây và thường xuyên trao đổi học thuật với một số đồng nghiệp được đào tạo trong lĩnh vực GD học tại Liên xô (cũ). Ông đã giảng dạy và quản lý GD ngay từ sau CM Tháng Tám, qua các thời kỳ nhà trường mô phỏng các mô hình GD Pháp, Anh, Mỹ, đến nhà trường xã hội chủ nghĩa. Để vận dụng các kinh nghiệm của nước ngoài vào GD Việt Nam thì phải xuất phát từ cái gốc là văn hoá GD dân tộc Việt Nam.

Nhân cách của GS Dương Thiệu Tống sáng ngời chữ TÂM của một thầy giáo mẫu mực trong hoạt động dạy học và về quan hệ thầy trò truyền thống văn hóa Việt Nam, biểu thị chữ TRÍ về tài năng sư phạm. Đặc biệt về mặt khoa học GD ông đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến, hiện đại tiếp thu từ GD Âu Mỹ, có tính sáng tạo và chọn ra được các vấn đề vừa cơ bản. Đó là vấn đề đo lường thành quả học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học GD, vấn đề quan hệ giữa văn hoá và giáo dục, giữa truyền thống và hiện đại của GD Việt Nam. Các công trình trên của GS cũng là các công cụ về công nghệ GD giúp cho cán bộ quản lý GD và giáo viên áp dụng vào thực tiễn nhà trường từ GD phổ thông đến GDĐH. GS được đặc cách truy tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú để ghi nhận cống hiến của ông cho nền GD nước nhà./.

TS Nguyễn Như Ất

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung