Danh sách của Tạp chí The Times Higher Education đánh giá trên nhiều tiêu chuẩn bao gồm giáo dục, nghiên cứu, giảng viên và sinh viên, xếp Harvard lên hàng đầu.Chỉ có 5 trường của Anh trong vòng 50 trường hàng đầu, với Cambridge và Oxford cùng xếp hạng 6.Tuy nhiên, hồi tuần trước một nghiên cứu khác ở Anh thì xếp Cambridge đứng hàng đầu thế giới, theo sau là Harvard.
Các lãnh đạo đại học nói bảng xếp hạng mới nhất cho thấy Anh quốc vẫn đang có hệ thống đại học thứ nhì thế giới, nhưng đang gặp nguy cơ.Trường CIT (California Institute of Technology) xếp hạng hai,còn MIT (Massachusetts Institute of Technology) xếp hạng ba.Đại học duy nhất ngoài Bắc Mỹ và Anh nằm trong vòng 20 trường đầu tiên là Swiss Federal Institute of Technology ở Zurich.
Trong top 10 thì ngoài Cambridge và Oxford, chỉ có thêm duy nhất một trường nữa không phải là Hoa Kỳ, Imperial College London, xếp thứ chín.Trung Quốc lục địa có 6 trường nằm trong danh sách 200, nhiều hơn bất kỳ nước nào ở châu Á.Chỉ có hai trường của Úc trong 50, và tổng cộng là 7 trường trong số 200.
Trước đây, Tạp chí Times Higher Education hợp tác với Công ty Tư vấn sự nghiệp QS để xếp hạng các trường, nhưng năm nay mỗi bên tự đưa ra một danh sách riêng, dùng các tiêu chuẩn khác nhau.
Chủ biên cuộc khảo sát của Times Higher Education Phil Baty nói việc thay đổi bảng xếp hạng gây khó khăn trong việc so sánh theo thời gian.Nhưng ông nói thêm: "Tuy vậy, chúng tôi dám chắc rằng các bảng xếp hạng đó thực chất và trong một số trường hợp có thể đưa ra cảnh báokhông thú vị lắm:cái thời chỉ dựa vào danh tiếng đang dần chấm dứt."
David Willetts, Thứ trưởng Anh quốc về Đại học và Khoa học, nói: "Các trường đại học của chúng ta một lần nữa lại thể hiện giá trị theo các tiêu chuẩn mới và chặt chẽ hơn.”… “Danh tiếng ngày nay không còn quan trọng như xưa, và đánh giá đặt nặng chất lượng dạy và học."
GS Steve Smith là Chủ tịch hội các trường đại học nước Anh, nói: "Bảng đánh giá có thể ghi nhận Anh quốc vẫn còn là hệ thống đại học mạnh thứ hai trên thế giới, nhưng kết luận không thể nào nhầm là vị trí đó thực sự đang bị đe dọa."
Khu vực đào tạo là một trong số các câu chuyện quốc tế thành công của Anh quốc, nhưng đang đối mặt với cạnh tranh chưa từng có.Các đối thủ đang đầu tư lượng tiền đáng kể vào các trường đại học của họ, khi mà Anh quốc dự tính cắt giảm rất nhiều chi tiêu cho đại học và khoa học.
"Rõ ràng, bảng xếp hạng luôn luôn phải đi kèm với một cảnh báo về tình hình vì không bao giờ nói toàn bộ câu chuyện, nhưng các đánh giá này đưa ra chỉ dấu hữu ích cho các xu hướng quốc tế."
Bảng này phải dùng như là lời đánh thức trước khi có các quyết định lớn về trợ cấp cho đại học vào tháng sau dưới dạng đánh giá chi tiêu chính phủ và đề nghị từ đánh giá của Lord Browne về trợ cấp và học phí đại học.Bảng xếp hạng này là một trong số nhiều sản phẩm tương tự được các tổ chức khác nhau trên thế giới thực hiện.
Theo một báo cáo hồi đầu năm của Ủy hội châu Âu, 33 nước có các hệ thống xếp hạng do chính phủ và các cơ quan đánh giá thực hiện, cũng như các tổ chức thương mại và nghiên cứu, đào tạo, và truyền thông.Báo cáo nói các hệ thống khác nhau thiên về các chỉ dấu khác nhau, và cùng một chỉ dấu có thể đánh giá theo các hệ thống giá trị khác nhau.
Các chuyên gia từng lên tiếng về "các hạn chế nghiêm trọng" trong các phương pháp được các tổ chức đánh giá toàn cầu sử dụng, báo cáo này ghi nhận.
Trong các bảng xếp hạng được QS đưa ra hồi tuần trước, Cambridge xếp hạng nhất, theo sau là Harvard.University College London, cùng Oxford và Imperial College đều nằm trong top 10.
Nguồn BBC