Cải cách mô hình giáo dục phổ thông (GDPT) 11 năm hiện nay
Sau khi ra đời, Nhà nước LBN đã đặt kế hoạch cải cách hệ thống GDPT phù hợp mô hình quốc tế hóa theo các nước phát triển cao. dẫn đến hệ thống hiện nay là mô hình 11 năm gồm cấp tiểu học 4 năm), cấp PT cơ sở (tức trung học cơ sở) 5 năm, cấp trung học hoàn chỉnh (2 năm), đã tiếp tục thí điểm rộng rãi theo hướng GD phân hoá ban đầu ở lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở và phân ban sâu ở cấp trung học hoàn chỉnh (hai lơp 10. 11).
Hệ thống GD PT thời Liên Xô (cũ) là 10 năm, tuổi học HS tính từ tuổi lên 7 vào lớp 1 tiểu học (4 năm với trường sử dụng tiếng mẹ đẻ là Tiếng Nga, riêng với loại trường dùng tiêng mẹ đẻ không phải tiêng Nga thì tiểu học tới 5 năm, do vậy HS phải học PT tổng cộng 11 năm), tiếp cấp PT cơ sở 4 năm, cấp trung học PT (hoàn chỉnh) 2 năm, kết thúc lớp 10 ở tuổi 16,17; chỉ có một loại trường PT thống nhất về tổ chức và chương trình giảng dạy không phân ban. Ngay từ những năm 70-80 thế kỷ trước, nhiều nhà sư phạm Xô Viết đã nhận thấy mô hình GDPT của Liên Xô không như nhiều nước phát triển khác. Cụ thể là tại các nước đó trẻ em lên 6 đã vào học lớp 1 tiểu học, thời gian học PT kéo dài hơn (12 -13 năm) và kết thúc muộn hơn (18,19 tuổi). Quy định như vậy phản ảnh thành tựu của khoa học tâm lý phát triển trẻ em chứng minh trẻ lên 6 (chứ không phải lên 7) đã có khả năng bắt đầu học tiểu học, trẻ em có sự phân hoá tự nhiên rõ rệt về năng lực tâm lý nhận thức cá thể và về thiên hướng chuyên môn từ nhỏ, do vậy cần tính tuổi học bắt đầu của trẻ ở tuổi lên 6 để nhận vào lớp 1 tiểu học và cần tổ chức các hoạt động dạy học cá thể hoá ngay ở cấp dưới bậc GDPT. Nhà nước Xô Viết thời đó chưa sẵn sàng tiến hành CCGD, nhưng nội bộ ngành GD đã có chủ trương cho thí điểm diện hẹp hướng theo mô hình GD các nươc kinh tế phát triển.
Những năm đầu GD hậu Xô Viết (1992-1999) Bộ GD LBN chủ trương cho một số trường, địa phương có điều kiện và tự nguyện được áp dụng mô hình GD phân ban theo các hướng trên Nhưng mãi tới năm 1999 Cựu Bộ trưởng GD LBN Filillpov mới chính thức cho thí điểm mô hình GD PT mới có phân ban với ý tưởng xây dựng cơ cấu trường PT 12 năm nhằm các mục tiêu: tăng thêm 2 năm học cho hệ 10 năm để phù hợp số thời gian học của HS PT châu Âu là 12-13 năm (đến 18- 19 tuổi. Hệ thống GDPT mới sẽ tăng cường tính hướng nghiệp cho HS do vậy chú ý dạy môn công nghệ học và lao động một cách hệ thống suốt 3 cấp học, cấp PT cơ sở có phân ban sơ bộ, còn hai lớp lớn cấp 3 sẽ phân ban sâu để chuẩn bị cho học sinh chọn chuyên ngành và nghề ở bậc ĐH. Bộ GD LBN đã tiến hành các cuộc thí điểm liên tục: từ 2001 dến 2004 (3 năm học) về mô hình GDPT mới theo ba phương án (10 năm như cũ, 11 năm. 12 năm) Tuy đã tổng kết thí điểm. nhưng thăm dò xã hội thì đa số cộng đồng xã hội chỉ tán thành mô hình 11 năm, trong đó có 10 năm như hồi GD Xô Viết và tiến hành lớp đầu của cấp tiểu học sớm hơn một năm (bắt đầu tuổi học tính từ 6 tuổi chứ không phải 7 tuổi như trước). Trên cơ sở đó Nhà nước LBN quyết định chọn mô hình GD PT 11 năm (tiểu học 4 năm + phổ thông cơ sở 5 năm + phổ thông trung học đầy đủ 2 năm) và phân ban sâu tại hai lớp 10,11 thuộc cấp trung học đầy đủ.
Các nguyên tắc để tiến hành phân ban là phải đảm bảo cho mọi HS đều cần học 3 bộ phận kiến thức. Thứ nhất, về các môn chung bắt buộc gồm Tiếng Nga, Văn học, Lịch sử. Ngoại ngữ,Toán, Khoa học tự nhiên tích hợp, Khoa học xã hội tích hợp, GD thể chất. Thứ hai các môn học chuyên sâu do HS tự chọn. Thứ ba các môn học tự chọn không học sâu. Hai loại kiến thức đầu học theo chuẩn quốc gia tối thiểu do Bộ GDLBN quy định, và sẽ là nội dung ra đề cho kỳ thi duy nhất (EGE); loại thú ba và các môn học tự nguyện chuyên sâu trên mức yêu cầu của chuẩn quốc gia thì không phải thi EGE. Với HS không muốn lựa chọn phân ban thì học chương trình thông thường chung, tức là Ban cơ bản đại trà (universal profil).
Các mô hình phân ban của trường, lớp THPT (hoàn chỉnh)
Từ năm học 2005/06 Bộ GDLBN cho phép một số trường PT cơ sở tự nguyện tổ chức thí điểm phân ban sơ bộ (lớp 9 có thể cả lớp 8). chỉ theo bốn ban như sau: Khoa học tự nhiên, Nhân văn, Khoa học xã hội - Kinh tế, Công nghệ
Bộ đã thí điểm các phương án phân ban khác nhau thuộc cấp THPT (đầy đủ) cho phép từ năm học 2006/07 về sau các địa phương và truờng PT căn cứ khả năng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và số lượng HS đăng ký nhu cầu phân ban (hay không) để lựa chọn một (hay một số) kịch bản theo 4 mô hình sau:
- Tại một trường tổ chức một số ban chuyên về một môn tuỳ chọn theo quy định chung về phân ban chuyên của Bộ và như vậy trường được tổ chức như các trường chuyên về một hay một số môn. Ví dụ trường chuyên về các môn như Toán, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ, v. v. . .
- Ngay tại một trường PT tổ chức cùng lúc nhiều lớp phân ban khác nhau như ban Nhân văn, ban Xã hội - Kinh tế, ban Khoa học tự nhiên, ban Toán – Lý, ban Công nghệ,v.v… và ban cơ bản đại trà.
- Trường bố trí các lớp phân môn trên cơ sở sự lựa chọn cá nhân của HS đăng ký học tại trường. Như vậy toàn bộ HS chỉ học chung phần các môn cơ sở bắt buộc, song song căn cứ số lượng HS xin học một môn chuyên sâu trường, mở các lớp chuyên này. Bởi vậy sự điều hành thời khắc biểu học tập hàng tuần (hay hàng tháng) trở nên phức tạp sao cho các lớp chuyên khác nhau đều hoạt động theo nhu cầu của hai đối tượng: nhóm dành cho học chung cùng môn, nhóm dành cho một số HS lựa chọn học cá thể. Theo hướng này có nhiều lớp chuyên sâu như Toán - Lý, Hoá - Sinh, Sinh - Địa, Sinh - Nông nghiệp, Văn học, Ngoại ngữ (một hay hai ngoại ngữ), Công nghệ, Công nghệ thông tin,v.v…
- Thực hiện phân ban liên trường là phương án thích hợp với các trường tài các thành phố nhỏ, thị trấn, nông thôn vì mỗi trường nhỏ không có khả năng mở được các lớp chuyên bộ môn hay chuyên ban theo nguyện vọng của HS chính thức của trường mình thì HS đăng ký học tại một trường khác. Với kịch bản này thi trường bố trí dạy các môn chung. Mỗi trường tuỳ theo khả ăng của mình đăng cai mở một (một số) lớp chuyên cụ thể nào đó, HS các trường khác có nguyện vọng sẽ xin theo học lớp này, hoặc sẽ học theo hình thức dạy học từ xa qua internet rồi trường tổ chức thi phù hợp. Nhà nước đã bố trí mạng lưới xe bus miễn phí dành cho các trường nông thôn sẵn sàng chuyên chở HS đi học theo kiểu này.
Nâng chế độ GD bắt buộc lên cấp trung học phổ thông (đầy đủ)
Ngày 24/6/2007 Tổng thống Nga V.Putin ký công bố luật liên bang (LB) về sửa đổi một điều khoản của luật giáo dục (GD) Nga (1992, 1996) quy định trước mắt những người thuộc lứa tuổi chưa đủ 30 tuổi, còn sau này mọi học sinh bình thường đến tuổi 18 phải hoàn thành chương trình GDPT 11 năm miễn phí. Có nghĩa là trong tương lai mọi công dân Nga ở lứa tuổi bắt buộc phải trải qua 3 cấp gồm tiểu học, PT cơ sở, trung học hoàn chỉnh (lớp 10 và 11) theo hình thức GD chính quy hay/và kết hợp với các loại hình GD không chính quy do Nhà nước cộng tác với xã hội, doanh nghiệp cùng tổ chức. Đây là một thành tựu GD rất quan trọng của nước Nga hậu Xô Viết. Vừa kế thừa truyền thống nền GD Xô Viết (áp dụng chế độ GD PT cơ sở cưỡng bức đến lớp 8/GDPT 10 năm, hoàn toàn miễn phí từ GD tiền học đường tức GD mầm non cho đến GD đại học (ĐH), Còn theo luật GD LB Nga (1992. 1996) thì chế đọ GD bắt buộc mới là trình độ PT cơ sở 9 năm. Nhà nước LBN thực thi được thể chế mơi này chứng tỏ đã có tiềm lực kinh tế và cơ sở chính trị - xã hội vững chắc. So sánh với thế giới thì thể chế GD cưỡng bức miễn phí ở trình độ PT đầy đủ cho đến nay chưa được thực hiện tại đa số các nước phát triển Âu, Mỹ.
TS. Nguyễn Như Ất