Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhà nuớc Liên bang Nga (LBN) độc lập thành lập (12/1991) mở đầu giai đoạn nuớc Nga hậu Xô Viết, Hiến pháp LBN ra đời (12/12/1993), theo đó chính thể chính trị LBN phủ định chế độ Xô Viết..Và từ đó một nền GD mới ra đời, nền GD LBN hậu Xô Viết. Trải qua gần trọn hai thập kỷ nền GD LBN đã phát triển trong những điều kiện không bình thường phản ánh cuộc đấu tranh phức tạp về ý thức hệ trong xã hội Nga thời hậu Xô Viết và chịu tác động sự khủng hoảng nặng nề nhiều mặt dưới thời Tổng thổng Boris Elxin, chỉ bắt dầu khởi sắc từ khi Vladimia Putin trở thành Chủ nhân điện Kremlin. Tuy nhiên nhìn chung nền GD LBN đã có tiến trình phát triển tích cực theo hướng hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa có tiền lệ lịch sử. Và từ thập niên đầu thế kỷ mới, nhân loại được chứng kiến sự phục hồi và nổi lên của nước Nga giữ vai trò một cường quốc trên thế giới của đại dân tộc Nga có chung lịch sử anh hùng cùng nền GD LBN đang chuyển đổi mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử của GD Nga, cùng nhân loại tiến bộ tiến vào thế kỷ XXI.
Chúng tôi sẽ giới thiệu nền GD LBN hậu Xô Viết gồm tinh thần cơ bản của luật GD LBN (1992,1996), mô hình và những thành tựu chính đạt được sau hai thập ký phát triển và hướng phấn đấu để xứng tầm là nền GD của nước Nga một cường quốc trên thế giới hiện đại. Qua đó hy vọng sẽ tìm bái học sáng giá cho công cuộc đổi mới triệt để và toàn diện nền GDVN theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa trong nền kinh tế thị trưởng và hội nhập quốc tế.
Tinh thần cơ bản của luật GD LBN
Các nguyên tắc lớn chi phối nội dung luật GD (1992,1996) gồm: dân chủ hóa trường học; tính chất nhân văn, phát triển tự do nhân cách, theo cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước về GD theo phương châm phi tập trung hóa. - Tính chất ưu tiên GD Xô Viết được khẳng định lại trong luật GD mới học tập là một quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ, công dân được học tập không mất tiền tại trường công lập thuộc các bậc GD mầm non, phổ thông, dạy nghề sơ cấp.Tuy nhiên có thay đôi so với thời Xô Viết là với bậc GD chuyên nghiệp trung cấp và ĐH thì chế độ miễn phí chỉ thực hiện lần đầu cho một tỷ lệ sinh viên nhất định thông qua thi tuyển.
Tính dân chủ trong GD thể hiện cao nhât là nguyên tăc “GD được lựa chọn”: GD phải có nhiều phương án khác nhau để người học được tự do chọn phương án thích hợp. Ví dụ điều 10 luật GD qui định có nhiều hình thức học tập để thực hiện cơ hội học tập bình đẳng giữa mọi công dân bao gồm: trường học ban ngày, trường học buổi tối, GD chính qui, GD hàm thụ, hoặc vừa kết hợp chính qui – hàm thụ, học tại gia, học tự học và học cá thể tự do, các học viên theo các hình thức trên đều bình đẳng, được dự các đợt kiểm tra quốc gia và dự thi tốt nghiệp ở từng cấp, bậc học. Học viên được lựa chọn cho mình hình thức học nói trên (học sinh phổ thông thì cha mẹ, người đỡ đầu hợp pháp, sẽ gọi là cha mẹ học sinh) cũng được lựa chọn các hình thức học trên cho con mình. Khoản 4, điều 50 luật GD qui định học sinh đã ghi tên học tại trường vẫn có quyền đăng ký xin học theo kế hoạch cá nhân, giáo trình học rút ngắn, sử dụng miễn phí nguồn ấn phẩm – thông tin của thư viện, học theo dịch vụ bổ túc (có thể phải trả tiền), phải dự các đợt sát hạch, kiểm tra trung gian để dự thi tốt nghiệp. Từng trường phải qui định rõ việc tuân thủ quy chế trên trong quy chế của trường..
Khoản 4 điều 55 luật GD qui định - Giáo viên có quyền lựa chọn cách dạy, cách GD, tài liệu giáo khoa, sách giáo khoa (SGK), phương pháp đánh giá kiến thức học sinh.
Quản lý nhà nước về GD theo chuẩn quốc gia, qua thi tuyển mà nhà nước lựa chọn phưong án tốt nhất để chuẩn y thành chương trình (CT) chuẩn tối thiểu GD quốc gia, từ đó lại tổ chức thi tuyển để phát triển CT chuẩn thành nhiều phương án CT tác giả và SGK các môn học. kèm theo, Nhà nước tổ chức xét duyệt, cho lưu hành theo năm học một số loại SGK tốt nhất, khuyến nghị giáo viên, học sinh lựa chọn sử dụng (chứ không bắt buộc).. Hàng năm với mỗi môn học phổ thông cho lưu hành song song ít nhất 2-3 phương án CT và SGK triến khai như vậy, chưa kể phần học chuyên sâu hay bổ túc. Đối với cha mẹ học sinh có quyền tham gia trực tiếp vào quản lý GD phổ thông nơi con mình học(cử đại diện tham gia Hội đồng trường), với học sinh vị thành niên thì phụ huynh học sinh có quyền chọn hình thức học và chọn trường cho con, được đóng góp ý kiến trong việc thực thi qui chế áp dụng cho trường học. Lãnh đạo nhà trường phải thông báo trước và đem ra bàn thảo tại hội nghị giáo viên, hội nghị cha mẹ học sinh trước khi thi hành. Cha mẹ học sinh có nghĩa vụ chấp hành qui chế trường học.
Đối với GD ngoài công lập, trên cơ sở luật GD, có hành lang pháp lý hướng dẫn thi hành trước khi cho phép loại hình GD này phát triển mạnh mẽ và xác định đó là một bộ phận tích cực để đa dạng hoá tổ chức GD tạo thêm cơ hội để công dân thực hiện quyền được lựa chọn trong GD. Cơ quan quản lý GD theo luật định, sẽ tiến hành hậu kiểm xét công nhận và giao nhiệm vụ được thực hiện chức năng GD cụ thể cho từng trường. Các trường ngoài công lập được xây dựng điều lệ nhà trường riêng của mình dựa theo điều lệ mẫu các trường công lập cùng loại.
Song song trong hệ thống GD có các loại trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, hoặc cho học sinh có năng khiếu về nghệ thuật, năng lực thể chất về thể thao
Sự chuyển đổi hệ thống GD Nga từ thời kì Xô Viết sang hậu Xô Viết
Mặc dầu từ sau 1992 chế độ XHCN không còn tồn tại nhưng chính thể mới chủ trương không phủ nhận mà vẫn kế thừa truyền thống và tiếp tục phát huy nhiều mặt ưu việt của nền GD Xô Viết, coi GD Xô Viết là một trào lưu, một hiện tượng GD nằm trong quá trình lịch sử phát triển liên tục của GD Nga từ thời Nga Sa hoàng, qua giai đoạn Xô Viết và nay hậu Xô Viết.
Tuy nhiên không phải đến thời Elxin những khiếm khuyết của nền GD Xô Viết (cũ) mới bị chỉ trích gay gắt mà từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, các nhà GD Liên xô (cũ) đã phát hiện những yếu kém, bất cập và tut hậu của nhà trường Xô Viết so với GD Âu-Mỹ. Trong giới quản lý GD và lý luận GD Xô Viết hồi ấy đã có những bàn thảo rộng rãi về việc cần có và các dự thảo đề án về một cuộc cải cách (CC) nhà trường Xô Viết (không chí ở mức cải tổ GD nửa vời). Nhưng Viện Hàn lâm Khoa học sư phạm Liên xô (cũ) không được chính thức giao nhiệm vụ nghiên cứu về CCGD và trên thực tế cuộc CCGD đáng phải có đã không diễn ra, nguyên nhân là do “cấp trên không đặt vấn đề cải cách nên không diễn ra công cuộc hiện đại hoá GD”.
Sự kiện ĐUMA Nga đã tổ chức xây dựng và thông qua dự luật GD LBN trong thời hạn chỉ 6 tháng theo yêu cầu của Tổng thống Elxin để trình Tổng thống phê duyệt chính là do các nhà làm luật của Quốc hội Nga đã kế thừa thành quả nghiên cứu khoa học nói trên từ thòi Liên xô (cũ). Và kết quả là luật GD LBN đã vừa phản ánh tinh thần các ý tưởng cải cách của các nhà sư phạm Xô Viết (cũ) vừa tuân thủ ý thức hệ và thể chế chính trị mới do Elxin chủ trương của LBN “Nhà nước dân chủ pháp quyền liên bang theo chính thể cộng hoà-tổng thống”. Sự “gặp nhau giữa hai luồng ý thức hệ của giới chuyên môn GD và giới chính trị và lập pháp LBN thể hiện trong luật GD LB Nga đã nói lên sự đồng thuận trong việc công nhận tính nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo của nền GD nhân loại trường tồn mà bất kỳ chính thể dân chủ nào cũng phải tìm kiếm đạt tới, qua đó đã công nhận và bảo tồn mặt ưu việt của chính thể Xô Viết (cũ). Ngoài ra luật GD LBN đã thể hiện chiều hướng phát triển mới mà nền GD Xô Viết không có là GD trong nền kinh tế thị trường, phản ánh xu thế “mở” và hội nhập quốc tế.
Nói một các khác sự kiện hiện đại hoá (thực chất là cải cách) nền GD hậu Xô Viết theo xu thế chung của GD thế giới là sự đổi mới tích cực, tiến bộ hơn chứ không phải là một sự phủ nhận hay “đảo ngược” GD Xô Viết.
Các thành tựu nổi bật nhất của GD LB Nga thời Putin.
Mô hình GD nước Nga hậu Xô Viết được khẳng định: Sau khi nước LBN độc lập ra đời, tuy có luật GD mới nhưng trên thực tế dưới thời Tổng thống Elxin, nền GD Nga trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, một mặt do thiếu nguòn tài chính quốc gia và mặt khác đã diễn ra cuộc tranh luận công khai và quyết liệt giữa các nhà HD Nga về con đường phát triển tương lai của GD Nga hậu Xô Viết. Trong số ba kịch bản là lập lại mô hình GD Xô Viết (cũ), đi theo hình mẫu GD phương tây, hay tìm mô hình mới. Rốt cục giới sư phạm và các chính trị gia Nga đã cùng nhất trí phải đi tìm mô hình nhà trường Nga mang đặc thù lịch sử dân tộc chính do dân tộc Nga tự xác định. Vậy mô hình nền GD Nga hậu Xô Viết là gì thì phải đến thời Vladimir Putin chính thức trúng cử Tổng thổng (3/2000) mới xác định được. Tổng thống Putin chính là tác giả của “Thuyết Tư tưởng Nga” mà nội dung chủ yếu gồm 1) chủ nghĩa yêu nước; 2) ý thức một cường quốc;3) nước Nga có đặc điểm lịch sử và con đường phát triển riêng của mình; 4) đoàn kết xã hội. Thuyết “Tư tưởng Nga” của Putin định huớng đường lối chính trị nước Nga cũng là tư tưởng chỉ đạo con đường phát triển GD Nga,đánh dấu sự chín muồi và ổn định về con đường của GD Nga hậu Xô Viết được thể chế hoá bằng văn bản pháp qui “Học thuyết dân tộc GD Nga” của Chính phủ LBN (4/4/2000) và “Chủ thuyết hiện đại hóa GD Nga đến 2025”
Vậy thế nào là “Nhà trường Nga mang Tư tưởng Nga”? Các nhà GD Nga đã thừa nhận mô hình GD Nga thể hiện “Chủ nghĩa dân tộc Nga” có nghĩa là về mặt lý luận họ đã đồng thuận với quan điểm chính trị “Tư tưởng Nga” do Putin khởi xướng
Vậy thế nào là “Nhà trường Nga mang Tư tưởng Nga”? Mô hình này có các phạm trù sau. Thứ nhất “phạm trù chủ thể dân tộc Nga”, đó là trường học không phải của riêng người Nga, dân tộc Nga mà là thuộc mọi dân tộc và sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Nga đã cùng làm nên lịch sử nước Nga chung và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ LBN. Thứ hai “phạm trù truyền thống văn hoá - lịch sử”, nhà trường Nga đồng thời cùng thể hiện ba tính chất: i/ Gắn với chủ nghĩa dân tộc Nga, sự tồn tại chủ thể quốc gia mang tính lịch sử trường tồn; sự ổn định xuyên suốt lịch sử của cái gọi là hiện tượng Nga, tính cách Nga đặc thù cho dân tộc Nga, con ngườì Nga mà nhân dân Nga tự hào gọi là “Tâm hồn Nga” với bản chất cởi mở, nhân hậu; sự đặc thù của nền văn hoá Nga gắn với chủ nghĩa yêu nước và các đặc điểm khác tạo nên niềm tự hào muôn thuở của người Nga, đại dân tộc Nga (khái niệm này không mang nghĩa sô vanh mà nói về tính đa dân tộc, đa sắc tộc, đa văn hoá của LB Nga cùng đoàn kết thành một khối, xây dựng thành một không gian văn hoá - GD Nga thống nhất); ii/ Biểu hiện ở nguyên tắc “mở cửa” nhà trường Nga với thế giới, giao lưu tiếp nhận tinh hoa các nền văn hoá khác và tự giới thiệu nền văn hoá Nga với thế giới; iii/ Nền GD Nga có chức năng bảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống GD Nga – một bộ phận của nền GD nhân loại, mà giá trị cao cả là sự tôn vinh vai trò lớn lao của các nhà giáo Nga trong sự nghiệp GD thế hệ đang lớn lên
Để hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu sắc, GD phổ thông Nga hậu Xô Viết không những đã đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nội dung các chương trình GD kể từ 1993/94 đến 2005 /06 được cơ bản hoàn thành mà còn đổi mới cả cơ cấu hệ thống GD PT và chuyển đổi hệ thống GD ĐH theo mô hình thống nhất của Liên minh châu Âu, thay đổi hệ thống đánh giá trong GD và phát động lực lượng các nhà GD và các nhà khoa học, văn hóa, xã hội, chính trị toàn Nga tham gia công cuộc hiện đại hóa tiếp tục để xây dựng mô hình mới “Nhà trường của chúng ta” theo sáng kiến của Tổng thống đương nhiệm Metvedev./.
Tiến sĩ Nguyễn Như Ất
Trường ĐHSP Thái Nguyên