Home Giáo dục Tin tức Giáo dục Việt Nam và một số nước - so sánh một vài số liệu

Giáo dục Việt Nam và một số nước - so sánh một vài số liệu

Email In PDF.
LTS: Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về hiện trạng nền giáo dục Việt Nam trong mối tương quan, so sánh với hiện trạng giáo dục một số nước trên thế giới, Tạp chí Ngày Nay đã đề nghị PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt – người có quá trình hàng chục năm nghiên cứu, giảng dạy về Giáo dục so sánh ở các trường đại học, cung cấp những số liệu so sánh mới nhất trong Báo cáo Phát triển con người 2009 của UNDP. Qua đây, bạn đọc có thể hình dung được phần nào giáo dục Việt Nam đang ở trình độ nào trong bối cảnh chung của giáo giáo trên thế giới thời đại toàn cầu hóa.

Mở đầu

Giáo dục so sánh (Comparative Education) là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã được thiết lập nhằm xem xét và tìm hiểu giáo dục trong một (hoặc một nhóm) nước bằng cách sử dụng những số liệu và những nhận thức rút ra từ thực tiễn trong một nước hoặc các nước khác. Các chương trình và khóa học Giáo dục so sánh được tổ chức ở nhiều trường đại học trên thế giới, và những nghiên cứu quan trọng của Giáo dục so sánh được công bố  đều đặn trên các tạp chí khoa học như  Comparative Education, International Review  of Education, Comparative Education Review và International Journal of Educational Development. Lĩnh vực của Giáo dục so sánh được hỗ trợ bởi nhiều dự án liên quan đến tổ chức UNESCO và Bộ Giáo dục của nhiều nước(1).

small_nss_1250908795Một trong những đổi mới gần đây của giáo dục so sánh là: Nhấn mạnh thêm sự so sánh về kỹ thuật nghiên cứu định lượng trên cơ sở  các số liệu thống kê giáo dục. Công việc thu thập các số liệu này của các nước đã bắt đầu từ năm 1934 và kéo dài hai chục năm liền bởi Isaac Kandel, nối tiếp sau đó nhiều năm là Nicolas Hans, George Bereday, Brian Holmes…, cuối cùng đã soạn ra Niên giám thống kê thế giới về giáo duc. Các tổ chức quốc tế như UNESCO và UNDP nhiều chục năm nay xuất bản định kỳ các tài liệu về thống kê giáo dục. Kỹ thuật nghiên cứu định lượng gần đây được hỗ trợ thêm bởi công nghệ thông tin với phương tiện máy tính nên ngày càng phát triển.

Bài viết này dựa trên số liệu mới nhất trong Báo cáo Phát triển Con người 2009 của UNDP(2).

Phân loại các số liệu, tỉ lệ và chỉ số giáo dục cũng như liên quan đến giáo dục

Số liệu thường là các giá trị hay trị số (value) tính bằng con số tổng cộng (total), thí dụ như số học sinh một cấp học, số sinh viên một trường hay toàn quốc.

Tỉ lệ (rate, ratio) thường tính ra phần trăm, phần nghìn …, thí dụ như ở Việt Nam theo số liệu mới nhất hiện nay tỉ lệ biết chữ của người lớn ALR = 90,3% và tỉ lệ đi học các cấp CGER = 63,9%.

Chỉ số (index, indicator) thường là số thập phân đến phần nghìn, biến đổi từ 0 đến 1, trong đó 0 là mức độ thấp nhất và 1 là mức độ cao nhất, thí dụ như ở Việt Nam hiện nay chỉ số giáo dục EI = 0,810.

Tỉ lệ và chỉ số giáo dục hay thuộc về giáo dục có thành phần hoàn toàn thuộc về giáo dục, thí dụ như 2 tỉ lệ và 1 chỉ số vừa kể ở trên.

Chỉ số liên quan đến và thuộc về giáo dục có thành phần giáo dục nhưng còn các thành phần khác không thuộc về giáo dục, thí dụ như chỉ số phát triển con người HDI ngoài giáo dục còn có thành phần tuổi thọ và thu nhập; ở Việt Nam hiện nay HDI = 0,733.

Số liệu hoặc chỉ số liên quan đến giáo dục vì có ảnh hưởng tới giáo dục nhưng không thuộc về giáo dục và không có thành phần giáo dục, thí dụ như ở Việt Nam hiện nay số tuối thọ bình quân là LEB = 74,3 và chỉ số tuổi thọ là LEI = 0,821, hoặc thí dụ khác như tổng sản phẩm quốc nội quy đổi PPP US$ là GDP = 2 600 và chỉ số của nó là GDPI = 0,544.

Dưới đây là 34 số liệu, tỉ số và chỉ số có trong Báo cáo Phát triển Con người 2009 có thể so sánh với nhau giữa các nước và tạm xếp các số đó theo thứ tự từ số liệu đến tỉ lệ rồi chỉ số, từ các số thuộc về giáo dục dến liên quan đến giáo dục và không thuộc về giáo dục.

Stt

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

I. Tỉ lệ giáo dục

1

ALR

Adult Literacy Rate (% aged 15 and above)

Tỉ lệ biết chữ người lớn (% người tuổi từ 15 trở lên)

2

FALR

Female Adult Literacy Rate (% aged 15 and above)

Tỉ lệ biết chữ người lớn nữ (% người tuổi từ 15 trở lên)

3

MALR

Male Adult Literacy Rate (% aged 15 and above)

Tỉ lệ biết chữ người lớn nam (% người tuổi từ 15 trở lên)

4

F-MALR

Difference between Female and Male Adult Literacy Rate (% aged 15 and above)

Chênh lệch tỉ lệ biết chữ người lớn nữ và nam (% người tuổi từ 15 trở lên)

5

M-FALR

Difference between Male and Female Adult Literacy Rate (% aged 15 and above)

Chênh lệch tỉ lệ biết chữ người lớn  nam và nữ (% người tuổi từ 15 trở lên)

6

CG ER

Combined Gross Enrolment Ratio in Education

Tỉ lệ đi học chung các cấp (%)

7

FCGER

Female Combined Gross Enrolment Ratio in Education (%)

Tỉ lệ đi học nữ chung các cấp (%)

8

MCGER

Male Combined Gross Enrolment Ratio in Education (%)

Tỉ lệ đi học nam chung các cấp (%)

9

F-MCGER

Difference between Female and Male Combined Gross Enrolment Ratio in Education (%)

Chênh lệch tỉ lệ đi học nữ và nam chung các cấp (%)

10

M-FCGER

Difference between Male and Female Combined Gross Enrolment Ratio in Education (%)

Chênh lệch tỉ lệ đi học nam và nữ chung các cấp (%)

11

LEAL

Low Educational Attainment Level: less than Upper Secondary Education (% of the population aged 25 and above)

Tỉ lệ trình độ giáo dục thấp: thấp hơn trung học phổ thông (% dân số tuổi từ 25 trở lên)

Stt

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

12

MEAL

Medium Educational Attainment Level: Upper Secondary Education or Post-secondary Non-tertiary Education (% of the population aged 25 and above)

Tỉ lệ trình độ giáo dục trung bình: trung học phổ thông (% dân số tuổi từ 25 trở lên)

13

HEAL

High Educational Attainment Level: Tertiary Education (% of the population aged 25 and above)

Tỉ lệ trình độ giáo dục cao: giáo dục đại học (% dân số tuổi từ 25 trở lên)

II. Số liệu liên quan đến giáo dục

14

PEE

Public Expenditure on Education  per Pupil in Primary Education (PPP US$)

Chi phí công cộng cho giáo dục một học sinh tiểu học (quy đổi PPP US$)

III. Tỉ lệ liên quan đến giáo dục

15

PEE%

Public Expenditure on Education as % of Total Government Expenditure

Chi phí công cộng cho giáo dục bằng % chi phí tổng cộng của chính phủ

16

LELM

Lowest Education Level (no education) of Mother under- five mortality rate (per 1 000 births)

Tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi (trên  1000 lần sinh) với bà mẹ có trình độ giáo dục thấp nhất (không có giáo dục)

17

HELM

Highest Education Level (secondary or higher education) of Mother under- five mortality rate (per 1 000 births)

Tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi (trên  1000 lần sinh) với bà mẹ có trình độ giáo dục cao nhất (trung học hoặc đại học

18

G/HDI%

Gender-related Development Index as a % of Human Development Index Value

Chỉ số phát triển giới bằng % chỉ số phát triển con người

VI. Chỉ số giáo dục

19

EI

Education Index

Chỉ số giáo dục

V. Chỉ số liên quan đến giáo dục

20

HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

21

GDI

Gender-related Development Index

Chỉ số phát triển liên quan giới

22

HPI-1

Human Poverty Index for developing countries

Chỉ số nghèo của con người của các nước đang phát triển

23

HPI-2

Human Poverty Index for selected OECD countries

Chỉ số nghèo của con người của các nước OECD chọn lựa

VI. Số liệu liên quan đến giáo dục

24

PEE

Public Expenditure on Education  per Pupil in Primary Education (PPP US$)

Chi phí công cộng cho giáo dục một học sinh tiểu học (quy đổi PPP US$)

 

Stt

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

25

GDP-HDI

GDP per capita rank minus HDI rank

Thứ hạng GDP trừ thứ hạng HDI

26

HDI-GDP

HDI rank minus GDP per capita rank

Thứ hạng HDI trừ thứ hạng GDP

VII. Số liệu không thuôc về giáo dục nhưng có ảnh hưởng

27

LEB

Life Expectancy at Birth (years)

Tuổi thọ bình quân (tính bằng năm)

28

FLEB

Female Life Expectancy at Birth (years)

Tuổi thọ bình quân của nữ (tính bằng năm)

29

MLEB

Male Life Expectancy at Birth (years)

Tuổi thọ bình quân của nam (tính bằng năm)

30

F- MLEB

Difference between Female and Male Life Expectancy at Birth (years)

Chênh lệch tuổi thọ bình quân giữa nữ và nam (tính bằng năm)

31

M-FLEB

Difference between Male and Female Life Expectancy at Birth (years)

Chênh lệch tuổi thọ bình quân giữa  nam và nữ (tính bằng năm)

32

GDP

Gross Domestic Product per capita (PPP US$)

Tổng sản phẩm quốc nội quy đổi (PPP US$)

33

PEH

Public Expenditure on Health per capita (PPP US$)

Chi phí công cộng cho y tế (quy đổi PPP US$)

VIII. Tỉ lệ không thuôc về giáo dục nhưng có ảnh hưởng

34

PEH%

Public Expenditure on Health as % of Total Government Expenditure

Chi phí công cộng cho y tế bằng % chi phí tổng cộng của chính phủ

Các số liệu, tỉ lệ và chỉ số giáo dục (cũng như liên quan đến giáo dục) ở Việt Nam so với các nước trên thế giới

Dưới đây nêu 34 số liệu, tỉ lệ và chỉ số giáo dục cũng như liên quan đến giáo dục có thể so sánh với nhau giữa các nước, lấy ra từ 34 bảng xếp hạng các trị số đó, trước hết là trị số và thứ hạng ở Việt Nam, rồi đến trị số cao nhất (hạng 1) và thấp nhất cùng với thứ hạng ở một hay một số nước nào đó, cố xếp các trị số theo thứ tự tích cực.

Muốn so sánh sự hơn kém giữa Việt Nam và bất kỳ một hay vài nước nào đó về một trị số nào đó, chỉ cần lấy một bảng phù hợp trong 34 bảng kể trên và xem các trị số và thứ tự xếp hạng.

So sánh sự hơn kém chung về thành tựu giáo dục giữa Việt Nam và bất kỳ một hay vài nước nào đó về tất cả các mặt là một điều rất khó, vì các số liệu, tỉ số và chỉ số trong bảng không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau, hơn nữa chưa ai biết 34 số liệu đã là đủ hay là chỉ cần ít hơn hay nhiều hơn, và con số xếp thứ hạng chung nên tính như thế nào, nên là trung bình cộng, trung bình nhân, hay là trung bình theo một cách tính nào khác. Theo cách tính hết sức sơ bộ và có thể cho rằng chưa chính xác, tạm lấy cách tính đơn giản  nhất là lấy trung bình cộng các thứ hạng nêu trong bảng dưới đây thì thấy kết quả thứ hạng thô sơ của nước ta là 84 trong số gần 200 nước trên thế giói. Cách tính này còn rất không chính xác, vì trong 34 trị số ta còn thiếu 5, vì thế nên cần được bổ sung về trị số nghiên cứu tiếp về cách tính.

 

Stt

Kí hiệu số liệu, tỉ số hay chỉ số

Việt Nam

Cao nhất

Thấp nhất

Trị số

Hạng

Trị số/

Hạng 1

Nước

Trị số

Hạng

Nước

1

ALR

90,3

102

100

Georgia

26,2

187

Mali

2

FALR

86,9

105

100

Georgia

12,6

178

Afghanistan

3

MALR

93,9

91

100

Georgia

34,9

179

Mali

4

F-MALR

 

 

0

29 nước*

16,6

51

Lesotho

5

M-FALR

7

84

36,5

149

Yemen

6

CGER

62,3

134

114,2

Australia

25,5

190

Djibouti

7

FCGER

60,7

114

113,4

Niu Dilân

21,9

161

Djibouti

8

MCGER

63,9

118

105,8

Hàn Quốc

29,0

161

Djibouti

9

F-MCGER

 

 

0

Venezuela

34,4

94

Barbados

10

M-FCGER

2,3

17

28,2

68

Afghanistan

11

LEAL

 

 

98,4

Tanzania

14,5

86

Na Uy, Tiệp

12

MEAL

 

 

73,0

Tiệp

0,7

87

Tanzania

13

HEAL

 

 

39,7

Israel

0,3

85

Bahamas

14

PEE

 

 

9 953

Luxembourg

54

101

Chad

15

PEE%

 

 

63,9

Venezuela

4,0

138

Guinea

Xích đạo

16

LELM

66

6

49

Iraq

279

54

Sierra Leone

17

HELM

29

7

20

Honduras

Columbia

164

54

Sierra Leone

18

G/HDI%

99,7

32

100,0

Mông Cổ

88,0

155

Afghanistan

19

EI

0,810

115

0,993

Đan Mạch, Úc, Phần Lan, Niu Dilân, Cuba

0,282

185

Niger

20

HDI

0,725

116

0,971

Na Uy

0,340

182

Niger

21

GDI

0,723

95

0,966

Úc

0,308

155

Niger

22

HPI-1

112,4

55

101,5

Tiệp

159,8

133

Afghanistan

23

HPI-2

 

 

206,0

Thụy Điển

229,8

20

Ý

24

PEE

 

 

9,953

Luxembourg

39

102

Congo

25

GDP-HDI

13

84

0

Ethiopia, Antigua/Barbuda

44

110

Cuba

26

HDI-GDP

 

 

90

73

Guinea

Xích đạo

27

LEB

74,3

57

82,7

Nhật

43,4

186

Zimbabwe

28

FLEB

76,1

71

86,2

Nhật

43,5

186

Afghanistan

29

MLEB

72,3

50

80,2

Aixơlen

42,6

186

Zimbabwe

30

F-MLEB

3,8

63

0,2

Botswana

13,9

182

Thụy sĩ

31

M-FLEB

 

 

0,1

Afghanistan

0,9

2

Swaziland

32

GDP

2 600

130

85 382

Liechtenstein

298

183

Congo

33

PEH

86

137

5 309

Monaco

4

191

Burundi

34

PEH%

6,8

155

29,8

Haiti

1,3

191

Pakistan

*Na Uy, Úc, Aixlen, Canađa, Ailen, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật, Luxembua, Phần Lan, Mỹ, Áo, Liechtenstein, Niu Dilân, Anh, Đức, Hàn, Israel, Andora, Tiệp, Barbados, Estonia, Slovakia, Lithuania, Latvia, Cuba, Guyana.

Vài ý kiến về sự phát triển Giáo dục so sánh ở nước ta

a) Hầu hết các nước trên thế giới có đủ 34 số liệu, tỉ số và chỉ số đã nêu ở trên,  riêng Việt Nam thiếu 5 tỉ lệ. Một số ít nước còn thiếu nhiều các trị số hơn nên vắng mặt trong các bảng xếp hạng về từng mặt. Ta nên cố gắng điền đủ các trị số còn thiếu, để thể hiện sự hòa nhập với thế giới trong việc so sánh các khía cạnh của giáo dục.

b) Phù hợp với xu hướng nhấn mạnh thêm việc so sánh giáo dục quốc nội và vi mô, nên phát triển một hệ thống phong phú các số liệu, tỉ lệ và chỉ số giáo dục và liên quan đến giáo dục cho các vùng miền và địa phương trong cả nước, trước hết tới các tỉnh thành, tương tự như các trị số có thể so sánh trên phạm vi quốc tế. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh giáo dục giữa các địa phương, khắc phục dần sự yếu kém về từng mặt của địa phương, tạo nên dần sự phát triển giáo dục đồng đều trong cả nước.

c) Các nước có nhiều tổ chức và hội nghiên cứu giáo dục so sánh, nước ta nên có, và cần sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.

d) Các trường đại học lớn trên thế giới đều nghiên cứu và giảng dạy Giáo dục so sánh. Lĩnh vực này cũng nên phát triển mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và sư phạm.

e) Nếu giáo dục là sự nghiệp của toàn dân thì mọi người nên tìm hiểu Giáo dục so sánh, kể cả các cán bộ lãnh đạo cấp cao, cộng thêm sự hỗ trợ của đường lối chính sách phát triển giáo dục, thì giáo dục mới thực sự trở thành quốc sách hàng đầu./.

Chú thích:

[1] Wikipedia, The Free Encyclopedia (online).

[1] UNDP: Human Development Report 2009, New York, Oxford/Oxford University Press, 2009.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung