Theo các nhà khảo cổ học, mới đây người ta đã vớt được một con tàu Hy Lạp cổ ở bờ biển phía nam Sicilia, Ý. Đây là con tàu lớn nhất và giữ được tình trạng tốt nhất từ trước đến giờ.
Con tàu dài gần 70 fit (21 met), rộng 21 fit (6,5 met) đã 2.500 tuổi là con tàu phát hiện được lớn nhất được thiết kế theo kiểu dáng mà thiên anh hùng ca Homer (Hy Lạp) đã mô tả. Người ta tin rằng nó có niên đại từ vài thế kỷ trước.
Vỏ bên ngoài của con tàu được chế tạo đầu tiên, khung tàu bên trong được thêm vào sau đó. Các tấm ván gỗ thân tàu được kết với nhau bằng dây thừng, dầu hắc ín và nhựa thông được dùng làm chất kết dính để ngăn nước.
Carlo Beltrame – giáo sư khảo cổ học biển thuộc Đại học Università Ca' Foscari tại Venice – nói rằng con tàu được phát hiện gần thị trấn Gela, nó là một trong những cổ vật quan trọng nhất tìm được tại vùng biển Địa Trung Hải.
Beltrame cho biết: “Những con tàu đóng bằng gỗ của Hy Lạp trước đây đã được phát hiện tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng con tàu phát hiện được tại Gela là con tàu mới nhất và được gìn giữ tốt nhất”.
Sau 25 thế kỷ đội cứu hộ bờ biển Ý đã giúp đỡ các nhà khảo cổ kéo con tàu lên mặt nước hồi tháng trước.
Người ta dùng một cái cần trục nổi để nâng phần chính của con tàu, một đoạn dài 36 fit (11 met), rồi kéo nó vào đất liền. Phần còn lại sau đó được rửa trong nước sạch để loại bỏ muối bám trên gỗ.
Rosalba Panvini, trưởng khoa Di sản văn hóa Sicilia đồng thời là người lãnh đạo kế hoạch trục vớt con tàu, nói: “Đây là một con tàu buôn nhỏ, có lẽ nó được sử dụng để di chuyển trên quãng đường ngắn dọc bờ biển và dừng lại thường xuyên để bốc dỡ hàng hóa”.
Các đồ tạo tác vớt được bao gồm ly tách, những chiếc bình có 2 quai có tên vò hai quai, đèn dầu, đồ gốm, rổ rơm. Chúng tiết lộ phần nào thông tin về hành trình của con tàu trước khi nó bị đắm.
Panvini nói: “Con tàu dừng chân tại Athens, sau đó là bán đảo Peloponnese. Nó tiếp tục giong buồm đến bờ biển phía Nam Hy Lạp, qua eo biển Otranto, đi men theo bờ biển Italy rồi hướng đến Sicilia”.
Con tàu tới đích là Gela lúc đó là một thuộc địa của Hy Lạp. Khi đi được khoảng nửa dặm (800 met) có lẽ một cơn bão đã làm con tàu chao đảo. Đá balat làm vỡ thân tàu khiến con tàu chìm xuống nước, tại đó nó đã nằm trên đáy biển đầy bùn suốt 25 thế kỷ.
Năm 1988 hai thợ lặn đã phát hiện ra tàn tích của con tàu rồi thông báo cho Khoa Di sản văn hóa Sicilia.
Phải mất đến 20 năm mới có thể vớt được toàn bộ con tàu. Nó sẽ được gửi đến Portsmouth, Anh Quốc để khôi phục trước khi quay trở lại Gela. Các nhà chức trách hy vọng có thể thực hiện được chương trình triển lãm trong một bảo tàng hải dương mới đã được lên kế hoạch.
Beltrame thuộc đại học Università Ca' Foscari nói rằng con tàu “thuộc thế hệ tàu Hy Lạp cổ xưa” chính là mắt xích còn thiếu trong quá trình phát triển của ngành kỹ thuật hàng hải.
“Con tàu là sự kết hợp của kỹ thuật gắn kết và khớp nối mộng với lỗ mộng – đây là một kỹ thuật khác biệt rất phổ biến trong công nghệ đóng tàu về sau”, Beltrame muốn nói tới các khớp nối trong đó một chi tiết có dạng lồi được khớp vào một chi tiết có khoang lõm.
Roberto Petriaggi thuộc Viện phục chế trung ương Italy nói rằng người Hy Lạp không phải là người duy nhất trong khu vực đóng tàu bằng phương pháp ghép các phần với nhau.
Ông nói: “Kiến thức kỹ thuật lan truyền khắp vùng Địa Trung Hải. Chúng tôi đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy người Ai Cập và người Phênixi – Punic cũng sử dụng phương pháp này”.
(Theo Khoahọc.com)