Home UNESCO UNESCO là gì?

UNESCO là gi?

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
UNESCO là gi?
Tôn chỉ và Mục đích
Các lĩnh vực chuyên môn
Chiến lược của UNESCO
Ngân sách UNESCO
Các cơ quan lãnh đạo
Các quốc gia thành viên
Giải thưởng UNESCO
Các ngày kỷ niệm
UNESCO - Một nhịp cầu nối tương lai
Tất cả các trang
Tên gọi và lịch sử ra đời

Tên gọi đầy đủ của UNESCOParthenon Athens

Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.


Biểu tượng của Tổ chức

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.




Lịch sử ra đời của UNESCO

Đầu năm 1942, trong khi Chiến tranh thế giới Hai đang diễn ra khốc liệt thì chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh, có tên là “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) để bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh. Thế chiến Hai vừa kết thúc, trong khi các quốc gia đang phải vật lộn với tình hình hậu chiến đầy khó khăn thì các nước đồng minh đã tính tới ngay việc xây dựng một hệ thống giáo dục phục vụ cho thời bình. Một dự án khẩn trương đã đạt được một sự nhất trí mang tính toàn cầu. Các quốc gia mới bao gồm các thành viên của Liên Hợp Quốc đã quyết định tham gia vào dự án này.
Theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc (ra đời trước đó không bao lâu, ngày 24-10-1945), để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục (ECO/CONF) diễn ra tại London từ ngày 1 đến 16 tháng 11 năm 1945. Hội nghị diễn ra ngay sau khi chiến tranh vừa mới kết thúc. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của đại diện 44 quốc gia. Căn cứ theo đề nghị của Pháp và Anh, là hai nước được coi là chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh vừa qua, các đại biểu đã đi đến nhất trí về việc thành lập một tổ chức quốc tế tiêu biểu,xứng đáng với một nền văn hoá vì hoà bình. Các quốc gia mong mỏi tổ chức này hướng tới việc thiết lập “một tình đoàn kết về trí tuệ và lương tri của toàn nhân loại” và hành động nhằm loại bỏ nguy cơ chiến tranh.
Kết thúc Hội nghị có 37 trong số 44 nước đã quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO). Ngày 16-11-1945 Hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO. Công ước này đã có hiệu lực sau đó một năm, vào ngày 4-11-1946, sau khi được chính phủ của 20 trong số 37 quốc gia tham gia hội nghị London phê chuẩn. Ngày 16-11-1945 được coi là ngày ra đời UNESCO. Hai mươi quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước UNESCO được coi là các thành viên ban đầu (Sáng lập viên) của UNESCO, đó là: Ai Cập, Vương Quốc Anh, Ấn Độ, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Cộng hoà Dominican, Tiệp Khắc, Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Lebanon, Mexico, Na Uy, Nam Phi, New Zealand, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Đại hội đồng đầu tiên của UNESCO được tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 19-11 đến 10-12-1946 với sự tham gia của đại diện của 30 chính phủ thành viên có quyền bầu cử.
Tàn dư của Thế chiến Hai cũng được phản ánh trong cơ cấu của các Quốc gia Sáng lập của UNESCO. Những quốc gia từng là phát xít như Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức đến năm 1951 mới đủ điều kiện để trở thành thành viên UNESCO, còn Tây Ban Nha là năm 1953. Những nhân tố lịch sử và chính trị như Chiến tranh lạnh, phong trào độc lập dân tộc và quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân trong những năm 60 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của Đông Âu và tan rã của Liên Xô cũng kéo theo những thay đổi căn bản về cơ cấu thành viên của UNESCO. Chỉ riêng năm 1960 có 19 quốc gia châu Phi gia nhập UNESCO. Chỉ từ 1991-1993 từ một quốc gia Liên bang Xô viết (cũ) đã thành 13 quốc gia thành viên độc lập… Do tính bị chi phối bởi quy chế thành viên của Liên Hợp Quốc nên Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên duy nhất tại UNESCO, Cộng hoà Dân chủ Đức là thành viên của UNESCO từ 1972, nhưng đến 1990 thì trao quyền đại diện cho Công hoà Liên Bang Đức.


Các tổ chức tiền thân của UNESCO (tham khảo)

- Uỷ ban Hợp tác Trí tuệ Quốc tế (The International Committee of Intellectual Co-operation, CICI), đóng tại Geneva từ 1922-1946;
- Viện Hợp tác Trí tuệ Quốc tế (International Institute of Intellectual Co-operation, IICI), trụ sở tại Paris, 1925-19646;
- Văn phòng Quốc tế về Giáo dục (International Bureau of Education, IBE), trụ sở tại Geneva, 1925-1968. Từ 1969 IBE trở thành một bộ phận của UNESCO.


Những mốc lịch sử quan trọng của UNESCO trong 60 năm qua

Ngày 16-11-1945: Đại diện của 37 quốc gia họp tại London để ký Công ước UNESCO. Ngày này được lấy làm ngày ra đời của UNESCO.

Ngày 4-11-1946: Công ước UNESCO có hiệu lực sau khi được chính phủ của 20 nước phê chuẩn.

1948: UNESCO khuyến nghị với các nước thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí trên phạm vi toàn cầu đối với trình độ tiểu học.

1952: Một hội nghị liên chính phủ đã được UNESCO triệu tập để thông qua Công ước Quốc tế về Quyền tác giả. Công ước góp phần tăng cường khả năng bảo vệ quyền tác giả đối với một số quốc gia trước đây chưa có điều kiện tham gia Công ước Berne về Bảo vệ các tác phẩm Văn học và Nghệ thuật ký từ 1886.

1956: Cộng hoà Nam Phi rút khỏi UNESCO với lời buộc tội là UNESCO đã cho phát hành hàng loạt các ấn phẩm mang tính “can thiệp nội bộ” đối với Nam Phi trong “các vấn đề về chủng tộc”. Năm 1994 Tổng thống Nelson Mandela lên nắm quyền và Nam Phi đã trở lại UNESCO.

1958: Khánh thành khu nhà Trụ sở của UNESCO tại Paris do nhóm kiến trúc sư Marcel Breuer (Mỹ), Pier-Luigi Nervi (Italy) và Bernard Zehrfuss (Pháp) thiết kế.

1960: Phát động Chiến dịch Nubia ở Ai Cập nhằm dịch chuyển Đền thờ Vĩ đại ở Abu Simbel đến vị trí an toàn để bảo tồn sau khi Ai Cập xây dựng đập nước Aswan. Trong vòng 20 năm thực hiện chiến dịch này, 22 công trình kiến trúc và tượng đài đã được di chuyển nguyên vẹn đến khu vực an toàn. Đây là một trong những công trình lớn nhất trong hàng loạt các chiến dịch bảo tồn di sản văn hoá do UNESCO phát động, bao gồm chiến dịch Moenjodaro (Pakistan), Fez (Maroc), Kathmandu (Nepal), Borobudur (Indonesia) and the Acropolis (Hi Lạp).

1968: UNESCO tổ chức Hội nghị liên chính phủ đầu tiên hướng tới việc giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, mà hiện nay người ta gọi là “phát triển bền vững”. Hội nghị này là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời Chương trình toàn cầu của UNESCO gọi là “Con người và Sinh quyển”.

1972: Một Công ước quốc tế liên quan đến Bảo vệ các Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới đã được thông qua tại UNESCO. Uỷ ban Di sản Thế giới được thành lập năm 1976 và những di sản đầu tiên trên thế giới được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 1988.

1974: Giáo hoàng John Paul VI trao tặng Giải thưởng Hoà Bình John XXIII cho UNESCO.

1975: Trường Đại học Liên Hợp quốc được thành lập tại Tokyo dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và UNESCO.

1978: UNESCO thông qua Bản Tuyên bố về Chủng tộc và thành kiến chủng tộc. Những bản báo cáo tiếp theo liên quan đến các chủ đề do Tổng Giám đốc nêu đã gây ra nhiều tai tiếng, gây mất tín nhiệm cho UNESCO, dẫn đến giải thể nhóm khoa học nghiên cứu về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

1980: Hai tập sách đầu tiên Lịch sử Đại cương về Châu Phi của UNESCO được phát hành. Tiếp đến là các tập tương tự về các khu vực khác, đáng chú ý là về lịch sử vùng Trung Á và Caribé.

1984: Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO do bất đồng trong vấn đề quản lý và những lý do khác. Tiếp đến là Anh và Singapore rút khỏi UNESCO vào năm sau, 1985. Ngân sách của UNESCO bị giảm đột ngột.

1990: UNESCO tổ chức Hội nghị quốc tế về “Giáo dục cho tất cả mọi người” tại Jomtiem, Thái Lan. Hội nghị đã phát động phong trào quốc tế về tạo điều kiện phổ cập học tập cơ bản cho trẻ em, thanh niên và người lớn. Mười năm sau, một hội nghị tương tự được tổ chức ở Dakar, Senegal, gọi là Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục để đệ trình với các quốc gia những mục tiêu trên lĩnh vực giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người cần đạt được vào năm 2015.

1992: Thành lập “Bộ nhớ” cho các chương trình quốc tế trên lĩnh vực bảo quản các thư viện gồm những sản phẩm văn hoá không thể thay thế được và bảo quản các bộ sưu tầm đang được lưu trữ. Nay các đối tượng cần được bảo vệ đó còn có các hiện vật lưu âm thanh, phim và các sản phẩm truyền hình.

1997: Vương quốc Anh quay lại UNESCO.

1998: Bản Tuyên bố về Nhân quyền đã được UNESCO biên soạn và thông qua vào năm 1997 đã được Liên Hợp Quốc phê chuẩn.

1999: Tổng Giám đốc Koichiro Matsuura tiến hành cải cách tổng thể cơ cấu và thực hiện chính sách phi tập trung hoá bộ máy công chức và hoạt động nghiệp vụ của UNESCO.

2001: Đại hội đồng UNESCO thông qua Bản Tuyên bố Quốc tế về Tính đa dạng Văn hoá.

2003: Hoa Kỳ quay lại UNESCO.

2005: Nước Hồi giáo Brunei trở thành quốc gia thành viên thứ 191 của UNESCO.




 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...