Các ngày kỷ niệm và các chủ đề gắn với thời hiệu
UNESCO rất coi trọng việc phối hợp với các quốc gia thành viên tổ chức hoặc đồng tổ chức các ngày kỷ niệm mang tính quốc gia và kỷ niệm Danh nhân Thế giới thông qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc và củng cố hoà bình. Với nguyên nhân đó từ năm 1956 UNESCO tham gia tích cực vào các hoạt động kỷ niệm các sự kiện lịch sử quốc gia và quốc tế cũng như tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các nhân vật kiệt xuất mang tầm quốc tế. Đối với Việt Nam, năm 1987 Đại hội đồng UNESCO đã thông qua việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là ‘Nhà yêu nước kiệt xuất và Danh nhân Văn hoá thế giới”, sau đó đã khuyến nghị các nước thành viên kỷ niệm 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Mính, phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về Hồ Chủ tịch tại Hà Nội và các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người tại Paris vào tháng 5 năm 1990.
Những ngày Quốc tế được Liên Hợp Quốc công nhận và được UNESCO tổ chức kỷ niệm
• 21/2 : Ngày Tiếng mẹ đẻ (UNESCO)
• 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ
• 21/3: Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc
• 21/3: Ngày Thơ ca Quốc tế (UNESCO)
• 22/3: Ngày Quốc tế về Nước
• 23/3: Ngày Khí tượng Quốc tế (WMO)
• 24/3: Ngày Quốc tế chống bệnh lao (WHO)
• 7/4: Ngày Sức khoẻ Thế giới (WHO)
• 23/4: Ngày Quốc tế về Sách và Quyền tác giả (UNESCO)
• 3/3: Ngày Mặt Trời (UNEP)
• 3/5: Ngày Quốc tế về Tự do báo chí (UNESCO)
• 15/5: Ngày Quốc tế về Gia đình
• 17/5: Ngày Thông tin viễn thông Thế giới (IUT)
• 21/5: Ngày Quốc tế Đa dạng văn hoá về Đối thoại và Phát triển (UNESCO)
• 22/5: Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học
• 22/5: Ngày Châu Phi
• 25/5: Tuần lễ về tình đoàn kết giữa các dân tộc thuộc các lãnh thổ phi tự trị
• 31/5: Ngày Thế giới không hút thuốc lá (WHO)
• 4/6: Ngày Quốc tế của các nạn nhân là trẻ em bị lạm dụng tình dục
• 5/6: Ngày Môi trường Thế giới (UNEP)
• 17/6: Ngày Chống hạn hán Quốc tế
• 20/6: Ngày Tỵ nạn Thế giới
• 23/6: Ngày Liên Hợp Quốc về Dịch vụ công cộng
• 26/6: Ngày Thế giới chống sử dụng ma tuý và buôn lậu
• 26/6: Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn của Liên hợp quốc
• 1/7: Ngày Hợp tác Quốc tế
• 11/7: Ngày Dân số Thế giới (UNFPA)
• 9/8: Ngày Quốc tế của Người bản xứ
• 12/8: Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên
• 23/8: Ngày Quốc tế Hồi ức về nạn buôn nô lệ và thủ tiêu chế độ nô lệ (UNESCO)
• 8/9: Ngày Xoá mù chữ Thế giới (UNESCO)
• 16/9: Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon
• 21/9: Ngày Hoà bình Thế giới
• Cuối tuần tháng 9: Ngày Hàng hải Thế giới (IMO)
• 1/10: Ngày Quốc tế Người cao tuổi
• 1/ 10: Ngày Nhà ở Thế giới
• 4-10/10: Tuần lễ Quốc tế về Vũ trụ
• 5/10: Ngày Nhà giáo Thế giới (UNESCO)
• 9/10: Ngày Bưu chính Thế giới (UPU)
• 10/10: Ngày Sức khoẻ Trí tuệ Thế giới
• 2/10: Ngày Quốc tế về Giảm thiểu thảm hoạ thiên nhiên
• 16/10: Ngày Lương thực Thế giới (FAO)
• 17/10: Ngày Thế giới xoá bỏ đói nghèo
• 24/10: Ngày Liên Hợp Quốc
• 24/10: Ngày Phát triển Thông tin Thế giới
• 24-30/10: Tuần lễ Giải trừ quân bị
• 6/11: Ngày Quốc tế ngăn chặn việc khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang
• 10/11: Ngày Khoa học Thế giới về Hoà bình và Phát triển (UNESCO)
• 16/11: Ngày Quốc tế về Lòng khoan dung (UNESCO)
• 20/11: Ngày Công nghiệp hoá của Châu Phi
• 20/11: Ngày Trẻ em trên toàn cầu (UNICEF)
• 21/11: Ngày Truyền hình Thế giới
• 21/11: Ngày Triết học của UNESCO (UNESCO)
• 25/11: Ngày Quốc tế Xoá bỏ bạo lực đối với Phụ nữ
• 29/11: Ngày Quốc tế Đoàn kết dân tộc của nhân dân Palestin
• 1/12: Ngày Thế giới phòng chống AIDS (WHO)
• 2/12: Ngày Thế giới Xoá bỏ chế độ nô lệ
• 3/12: Ngày Quốc tế dành cho Người tàn tật
• 5/12: Ngày tình nguyện Quốc tế vì sự phát triển kinh tế và xã hội
• 7/12: Ngày Hàng không dân sự Quốc tế (ICAO)
• 9/12: Ngày Thế giới chống tham nhũng
• 10/12: Ngày Nhân quyền
• 11/12: Ngày Leo núi Thế giới
• 18/12: Ngày Cư trú Thế giới
• 19/12: Ngày Hợp tác Nam- Nam của Liên hợp quốc
Các Năm quốc tế được UNESCO đề xướng để Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố
• 2002: Năm Liên Hợp quốc về Di sản Văn hoá
• 2002: Năm Quốc tế về Du lịch Sinh thái
• 2002: Năm Quốc tế về Núi
• 2003: Năm Quốc tế về Nước sạch
• 2004: Năm Quốc tế tưởng niệm về cuộc đấu tranh chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ
• 2004: Năm Quốc tế về Cây lúa
• 2005: Năm Quốc tế về Vi tín dụng
• 2005: Năm Quốc tế về Thể thao và Giáo dục thể chất
• 2005: Năm Quốc tế về Vật lý
• 2006: Năm Quốc tế về Sa mạc và Sa mạc hoá
• 2008: Năm Quốc tế về Hành tinh Quả đất
• 2008: Năm Quốc tế về Khoai tây
Các Thập kỷ quốc tế do UNESCO đề xướng để Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố
• 1993-2002: Thập kỷ Châu Á - Thái Bình Dương với người tàn tật
• 1993-2002: Thập kỷ phát triển công nghiệp lần thứ Hai ở Châu Phi
• 1993-2003: Thập kỷ Đấu tranh chống Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và phân biệt chủng tộc lần thứ Ba.
• 1994-2004: Thập kỷ Quốc tế về các dân tộc bản địa
• 1995-2004: Thập kỷ Liên Hợp quốc về Giáo dục Nhân quyền
• 1997-2006: Thập kỷ Liên Hợp Quốc lần thứ Nhất về loại bỏ sự đói nghèo
• 2001-2010: Thập kỷ về chống bênh sốt rét, đặc biệt là cho khu vực Châu Phi
• 2001-2010: Thập kỷ Quốc tế lần thứ Hai về loại bỏ Chủ nghĩa thực dân
• 2001-2010: Thập kỷ Quốc tế Văn hoá vì Hoà bình và phi bạo lực đối với trẻ em trên toàn thế giới.
• 2003-2012: Thập kỷ Liên Hợp Quốc về xoá mù chữ
• 2005-2014: Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Giáo dục cho một sự Phát triển bền vững
• 2005-2014: Thập kỷ Quốc tế Hành động “Nước vì Cuộc sống”
• 2005-2014: Thập kỷ Quốc tế lần thứ Hai về các dân tộc bản địa.
Các hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập UNESCO
UNESCO ra đời vào ngày 16-11-1945 trong bối cảnh “thế giới vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn bạo nhất” và bắt nguồn từ nguyện vọng của các quốc gia mong muốn được khôi phục và phát triển “trong một tinh thần đoàn kết trí tuệ và tinh thần”.
Đó chính là mối quan tâm, là mong mỏi và là tài sản chung của tất cả chúng ta. Đó cũng là những gì đã được thử thách trong suốt 6 thập niên với tình hình đầy biến động và phức tạp của thế giới, mà ngày thành lập tổ chức các nước thành viên không thể nào lường nổi.
Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tổ chức, UNESCO không quá cố gắng để tạo nên các hoạt động đi kèm nhưng nhân sự kiện này UNESCO sẽ làm sống lại những năng lực tinh thần mà những thành viên sáng lập đã gửi gắm vào tổ chức quốc tế này. Điều này có nghĩa là UNESCO sẽ nhen nhóm lại ý nghĩa của tầm nhìn và kỳ vọng của UNESCO với cách nhìn hướng về tương lai.
Để tiến tới sự kiện này UNESCO đã chọn ra 60 chủ đề gắn liền với thời gian là 60 tuần tính từ ngày 5-9-2005 đến ngày 4-11-2006, là mốc đánh dấu ngày Công ước Quốc tế về UNESCO bắt đầu có hiệu lực cách đây tròn 60 năm.